Tổng quan tình hình phát triển của thị trường Mỹ phẩm Việt Nam 2020 – 2021

Theo thống kê của Statista Research Department, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường mỹ phẩm toàn cầu. Quy mô thị trường được dự báo đạt khoảng 127 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.

Trong khu vực, Việt Nam đã từng bước trở thành một thị trường mỹ phẩm đầy hứa hẹn cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ ~355 triệu USD năm 2010 lên hơn 790 triệu USD năm 2018.

thi-truong-my-pham-viet-nam

Các mặt hàng bán chạy nhất gồm có: nước hoa, mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da. Quy mô thị trường của các nhà bán lẻ chuyên về sức khỏe và sắc đẹp của Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Cùng với đó, việc mua mỹ phẩm qua mạng cũng trở nên phổ biến hơn trong những năm qua. Các mặt hàng làm đẹp đứng thứ ba về mức độ phổ biến trên các sàn E-commerce sau thời trang và đồ điện tử. Bởi vậy, không sai khi nói thị trường mỹ phẩm đang trên đà tăng trưởng và hứa hẹn còn bùng nổ hơn trong tương lai gần.

Tại Việt Nam, Shopee, Lazada và Tiki không chỉ được ưa chuộng đối với thời trang mà còn về mua sắm các sản phẩm làm đẹp. Top 10 các thương hiệu làm đẹp nổi tiếng bao gồm Pond’s của Unilever, Nivea của Đức và thương hiệu nội địa Acnes. Trong bảng xếp hạng, Acnes là thương hiệu nội địa duy nhất lọt vào danh sách. Điều này cho thấy các thương hiệu Việt vẫn còn thiếu sức hút so với các thương hiệu lớn từ nước ngoài như The Face Shop, L’oréal, Shiseido hay Laneige.

Chi tiêu của người Việt Nam có vẻ hứa hẹn với sự gia tăng thu nhập và sự thay đổi của hành vi mua sắm. Thực tế, phụ nữ Việt chi nhiều tiền cho việc trang điểm hơn là chăm sóc da với chi phí chủ yếu dao động từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Xu hướng tương lai chính là làm sạch nhiều bước nhằm giải quyết các vấn đề về chăm sóc da như mụn, lỗ chân lông to và thâm quầng mắt.

Sản phẩm mỹ phẩm của Việt Nam hiện vẫn đang loay hoay tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường đầy cạnh tranh. Việc thay đổi hành vi tiêu dùng và đổi mới công nghệ sẽ đòi hỏi khả năng thích ứng và chiến lược phát triển hợp lý. Vì vậy, các thương hiệu mỹ phẩm Việt cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm giải pháp truyền thông thích hợp để gia tăng lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà.

Hiện nay, ngành gia công và sản xuất mỹ phẩm của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn trong giai đoạn thiết lập, vận hành và kiểm soát đầu ra sản phẩm. Rất nhiều thương hiệu mới được tạo dựng đã mất uy tín với người dùng chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm kiếm cho mình một giải pháp gia công mỹ phẩm trọn gói chuyên nghiệp để đem những sản phẩm có tính ứng dụng cao và an toàn ra thị trường, đảm bảo cho hướng đi lâu dài và bền vững.

Vimac là đơn vị sản xuất và gia công mỹ phẩm trọn gói, tiên phong đưa dịch vụ OBM (sản xuất thương hiệu gốc) tới Việt Nam. Với nhà máy đầu tư hiện đại, đội ngũ chuyên gia có năng lực và chuyên môn cao, chúng tôi định hướng phát triển thị trường trong nước và đưa sản phẩm Việt tới thị trường mỹ phẩm toàn cầu. Vimac cam kết tạo ra những dòng sản phẩm độc quyền, đúng công dụng và an toàn với người dùng.

Thị-truong-gia-cong-my-pham

Liên hệ với chúng tôi để bắt đầu phát triển kinh doanh mỹ phẩm:

Công ty CP Mỹ phẩm Vimac

“Khơi nguồn ý tưởng – Mở lối thành công”

☎️ Hotline: 024 9998 8898

? Địa chỉ: Lô B1-11 Shophouse Vinhome Gardenia, đường Hàm Nghi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

? Vimaccos.vn