Ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng là EXP và MFG. Hai từ này EXP là viết tắt hạn sử dụng sản phẩm còn MFG là ký hiệu về ngày sản xuất. Ngoài ra một số các sản phẩm bạn còn gặp các ký hiệu BBE/BE, UB, BB, PAO sẽ có nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu qua dưới dây:
Hạn sử dụng/ EXP là gì?
EXP là viết tắt của từ Expiry date, có nghĩa là hạn sử dụng. Một số sản phẩm không ghi hạn sử dụng cụ thể, mà tính từ ngày sản xuất. Ví dụ như: Hạn sử dụng 24 tháng tính từ ngày sản xuất chẳng hạn.
EXP viết tắt từ gì?
EXP hường được in trên nắp hoặc dưới đáy bao bì sản phẩm. Còn với sản phẩm dạng tuýp thì EXP thường được dập nổi trên phần đế tuýp.
Ngày sản xuất/ MFG là gì?
MFG là viết tắt của từ Manufacturing Date, có nghĩa là ngày sản xuất. Ngày sản xuất thường được đóng in vào lúc sản phẩm được cho vào khâu đóng gói.
MFG viết tắt từ gì?
- Nhiều bạn hay lầm tưởng Exp là ngày sản xuất hay hạn sử dụng.
- Giống như EXP, MFG cũng thường được in trên nắp, thân hoặc đế của sản phẩm. Còn với các sản phẩm dạng tuýp thì EXP thường được dập nổi trên phần đế tuýp.
- Tùy theo từng hãng sản phẩm, có hãng ghi theo thứ tự Ngày/tháng/năm, có hãng ghi theo Năm/tháng/ngày.
6 Loại ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng khác
Ngoài 2 thông số là EXP và MFG, trên các sản phẩm còn có các thông số và ký hiệu khác.
1. BBE/BE/BB là gi?
Đây là tên viết tắt của từ Best before có nghìa là sử dụng tốt đến ngày……. cụ thể. BBE/BE/BB là thời hạn chất lượng sản phẩm được duy trì, cũng tương đương với hạn sử dụng.
Best befor là gì?
Khi bắt gặp loại ký hiệu này có nghĩa là sản phẩm có thể để đến ngày cuối cùng mà vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Nếu sử dụng sau thời gian đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần.
2. PAO
Đây là viết tắt của từ Period After Opening, có nghĩa là hạn sử dụng sau khi mở nắp. Thường các sản phẩm đồ hộp sẽ có kí hiệp PAO này. Thông thường, nếu sản phẩm không ghi hạn PAO, thì có nghĩa hạn sử dụng là 3 năm sau khi mở nắp.
PAO là thời gian sau khi mở nắp – thông báo thời hạn sử dụng sản phẩm. Chữ “M” là viết tắt của tháng (Month)
Ví dụ: 12M tương đương với 12 tháng, hay 1 năm.
3. Sell by / Sell by date / Display until là gì?
Sell by / Sell by date / Display until có ý nghĩa là chỉ được bày bán đến ngày…… Điều này có vai trò chủ yếu đến với NSX nhằm quản lý thời hạn bán hàng của các sản phẩm bày bán tại các cửa hàng, siêu thị. Trên thực tế, với thời hạn này, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng sau ngày quy định, tuy nhiên chất lượng không còn được đảm bảo.
Ý nghĩa sell by sell by date display until
4. Use by là gì?
“Use by” thường được tìm thấy trên các loại thực phẩm có hạn sử dụng ngắn như thịt nấu chín hoặc cá hoặc bánh nướng thịt lợn. Việc sử dụng theo ngày giả định rằng mục đó được lưu trữ đúng cách. Điều tối quan trọng là bạn phải bảo quản thực phẩm ướp lạnh như trạng thái hướng dẫn.
5. Số (tháng + năm) + LJ + Số (ngày)
Trong một số trường hợp, bạn sẽ gặp một dãy ký tự lạ trên bao bì sản phẩm như “0322ND20”. Được hiểu như sau:
- 2 ký tự đầu tiên là tháng sản xuất: Tháng 03.
- 2 ký tự tiếp theo là năm sản xuất: Năm 2022
- 2 ký tự tiếp theo là mã sản phẩm: ND
- 2 ký tự cuối cùng là ngày sản xuất: 20
Vậy dãy ký tự trên có nghĩa là: Sản phẩm có hạn sử dung là ngày 20 tháng 03 năm 2022.
6. Chữ cái đầu tháng của dòng date
Nó là chữ cái viết tắt cho tên tháng bằng tiếng Anh ví dụ:
Tháng
Kí hiệu chữ cái đầu
Tháng
Kí hiệu chữ cái đầu
Tháng 1
Jan
Tháng 7
Jul
Tháng 2
Feb
Tháng 8
Ar
Tháng 3
Mar
Tháng 9
S
Tháng 4
A
Tháng 10
O
Tháng 5
M
Tháng 11
N
Tháng 6
Jun
Tháng 12
D
Ví dụ như, tháng 5 (May) được viết tắt là “M”.
Lưu ý về Kí hiệu ngày sản xuất hạn sử dụng
Các nhà sản xuất thận trọng với việc sử dụng theo ngày tháng và xây dựng một biên độ an toàn cho ngày đó nhưng bạn không nên dựa vào biên độ đó. Trên thực tế, bạn không nên dựa vào kí hiệu ngày sản xuất hạn sử dụng; việc sử dụng theo ngày tháng để giữ an toàn cho bạn nếu thức ăn của bạn có mùi hơi khó chịu.
Lưu ý khi đọc hạn sử dụng sản phẩm
- Có lẽ nó đã không được cất giữ đúng cách ở đâu đó dọc theo con đường dẫn đến nhà bếp của bạn. Đừng bao giờ để việc sử dụng theo ngày tháng đè lên mũi của bạn, hãy chơi nó thật an toàn.
- Mặc dù vậy, “Use By” không có nghĩa là “eat by“. Bạn có thể đóng băng món hời của mình ngay lập tức khi về nhà và giữ nó cho đến khi bạn sẵn sàng, giả sử nó phù hợp để đông lạnh tại nhà. Thường thì cá đã được cấp đông và không nên cấp đông lại.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng sản phẩm nói chung đôi khi cũng chỉ là ngày tháng đơn giản, nhìn vào đó là bạn đã biết được sản phẩm đang cầm trên tay còn hạn không rồi nhé!