Trong thai kỳ, nồng độ cholesterol ở một số thời điểm nhất định sẽ tăng tự nhiên để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Điều này xảy ra ở cả phụ nữ có mức mỡ máu bình thường và người bị mỡ máu cao trước khi mang thai. Vậy khi nào bạn bị máu nhiễm mỡ khi mang thai? Tình trạng này có nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé không?
15/08/2020 | Bác sĩ giải đáp: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? 15/08/2020 | Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ ở bà bầu và cách phòng ngừa 15/08/2020 | Máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì và chế độ dinh dưỡng hàng ngày
1. Khi nào thai phụ bị máu nhiễm mỡ?
Mỡ trong máu đặc trưng bởi Cholesterol – một chất quan trọng trong sự hình thành tế bào, dưỡng chất và các loại hormone. Cholesterol có thể tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, chúng di truyền cùng máu nhờ vào các hạt lipoprotein.
Thai phụ thường tăng cholesterol máu tự nhiên trong thai kỳ
Ở người bị máu nhiễm mỡ, cholesterol trong máu đạt mức nồng độ cao, gây hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến lưu thông nhận máu ở cơ quan đó. Để xác định một người có bị máu nhiễm mỡ không, người ta xác định dựa trên các chỉ số cụ thể sau:
– LDL: Lớn hơn 160 mg/dL.
– HLD: Dưới 40 mg/dL.
– Triglyceride: Lớn hơn 150 mg/dL.
– Cholesterol toàn phần: Cao hơn 200 mg/dL.
Cholesterol toàn phần gồm cả HDL – cholesterol tốt với Lipoprotein chiếm tỉ trọng cao và LDL – cholesterol xấu với Lipoprotein chiếm tỉ trọng thấp. HDL giúp chống lại tình trạng xơ vữa động mạch, tích tụ cholesterol còn LDL thì ngược lại, chúng làm tăng nguy cơ này. Triglyceride là 1 loại chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tình trạng tăng LDL trong máu gọi là tăng mỡ máu, đến mức nhất định sẽ dẫn tới tích tụ chất béo trong các mạch máu, cản trở lưu thông máu. Vì thế xác định máu nhiễm mỡ khi mang thai hoặc ở người thông thường sẽ dựa trên đánh giá cả 4 chỉ số mỡ máu này.
Cholesterol xấu tăng là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng tim mạch
2. Vì sao phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai có thể bị tăng mỡ máu ở một số thời điểm nhất định của thai kỳ, bao gồm cả tăng LDL và HDL. Mức tăng này có thể đạt đến 25% – 50% thông thường trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Nguyên nhân do cholesterol rất quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành và hoạt động của các hormone steroid như Progesterone hay estrogen đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, cholesterol cũng cần thiết cho sự hình thành, hoàn thiện các chi và não bộ nên cơ thể mẹ cũng tự nhiên đáp ứng nhu cầu này.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều có chế độ dinh dưỡng cao hơn bình thường với quan niệm “ăn cho hai người”. Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ khi mang thai.
Nếu kiểm soát mỡ máu khi mang thai ở mức cho phép thì sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé đều không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên máu nhiễm mỡ khi mang thai không kiểm soát dẫn tới nhiều hệ lụy.
3. Máu nhiễm mỡ khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Mỡ máu cao kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành, xơ gan, viêm gan, ung thư gan, sỏi mật,… Những bệnh lý này đều gây tổn thương cơ quan vĩnh viễn, đôi khi biến chứng không can thiệp kịp dẫn tới tử vong ở cả mẹ lẫn trẻ.
Máu nhiễm mỡ có thể di truyền cho thai nhi
Không những thế, máu nhiễm mỡ ở thai phụ có nguy cơ di truyền cho trẻ. Thai nhi sinh ra bị mỡ máu cao có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý, rối loạn khó điều trị. Bệnh diễn tiến âm thầm khiến nhiều thai phụ không phát hiện can thiệp sớm, đến khi biến chứng nguy hiểm lại khó điều trị do hạn chế sử dụng thuốc.
Vì vậy để kiểm tra mỡ trong máu trong thai kỳ thường xuyên, cách duy nhất là thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ. Nếu nồng độ cholesterol và các chỉ số mỡ máu cao bất thường, bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra biện pháp điều trị dựa trên thai kỳ và tình trạng bệnh. Hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ khi mang thai được phát hiện sớm chỉ cần cải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là có thể cải thiện.
Các trường hợp tăng cholesterol tự nhiên trong thai kỳ là hiện tượng bình thường, sẽ giảm sau khi sinh từ 4 – 6 tuần. Nhưng nếu thai phụ bị máu nhiễm mỡ trước khi mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng và lời khuyên hữu ích để kiểm soát cholesterol trong máu.
Cần kiểm soát tình trạng cholesterol trong máu cao ở thai phụ
4. Làm gì để hạn chế Cholesterol xấu trong máu?
Như đã trình bày ở trên, cholesterol xấu tăng chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. May mắn là có thể kiểm soát tình trạng này bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.
Dưới đây là một số lời khuyên đơn giản nhưng hiệu quả mà các chuyên gia sức khỏe Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC gửi đến các thai phụ:
– Trong chế độ ăn uống, thai phụ nên lựa chọn những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol thấp như: Nấm, bí đỏ, rau xanh hoặc thịt nạc, thịt trắng, đậu, lạc,…
– Hạn chế tối đa hấp thụ các loại thức ăn chứa nhiều chất béo no như: Sữa, mỡ động vật, dầu động vật,… Đặc biệt sữa cho bà bầu nên lưu ý chọn loại có hàm lượng chất béo từ 1 – 2 %, dầu nấu ăn nên chọn loại dầu đậu nành, dầu hướng dương hoặc dầu ô liu.
– Với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu,… chỉ ăn tối đa 255g mỗi tuần, xen kẽ các bữa ăn sử dụng thịt nạc hoặc thịt da cầm đã bỏ da.
– Cá là thức ăn được khuyến khích bổ sung nhiều khi mang thai vì nó cung cấp hàm lượng omega-3 lớn, giúp bảo vệ tim mạch, tốt cho sự phát triển của trẻ. Nên chọn các loại cá béo, không chứa nhiều chì như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,…
– Các loại hoa quả được khuyến khích sử dụng nhiều trong các bữa ăn phụ, đặc biệt là người bị máu nhiễm mỡ khi mang thai như: Bưởi, cam, táo, mận, ổi,… Chúng sẽ cung cấp hàm lượng chất xơ lớn, giúp ích trong vấn đề tiêu hóa và chống táo bón thường gặp ở thai phụ.
Tập Yoga giúp giảm cholesterol xấu cho thai phụ
Thai phụ cũng cần lưu ý tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ phù hợp như: đạp xe, đi bộ, tập Yoga,… để giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và các bệnh lý thai kỳ khác.
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ khi mang thai, thai phụ nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu kiểm tra. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng triển khai nhiều gói khám sàng lọc rối loạn mỡ máu, tiểu đường và khám thai định kỳ cho phụ nữ mang thai.
Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ được theo dõi, tư vấn điều trị để hạn chế tối đa biến chứng và ảnh hưởng bệnh tới mẹ và trẻ. Liên hệ ngay với MEDLATEC nếu cần hỗ trợ thêm về các gói khám và tư vấn sức khỏe khi mang thai qua hotline 1900 56 56 56.