“Tái sử dụng mỹ phẩm hết hạn liệu có nên hay không?” chắc hẳn là thắc mắc của không ít tín đồ làm đẹp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ngay nhé.
Bỗng một hôm, bạn nhận ra lọ kem dưỡng hay chiếc son môi yêu quý đã đến ngày hết hạn. Lập tức bạn muốn vứt bỏ tất cả chúng đi để bảo vệ làn da của mình. Song, lại có chút tiếc nuối vì chưa sử dụng hết, thậm chí có loại còn chưa “đụng” vào.
Lúc ấy, bạn liền có suy nghĩ về việc tái sử dụng chúng. Vậy thực ra tái sử dụng mỹ phẩm hết hạn liệu có nên hay không? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm lời giải đáp ngay bạn nhé.
1Tác hại của mỹ phẩm hết hạn
Không còn tác dụng như ban đầu
Đơn giản một điều rằng, phần lớn tất cả các loại mỹ phẩm hết hạn sử dụng đều không còn giữ được tính năng như ban đầu, thậm chí là mất luôn tác dụng. Ví dụ kem chống nắng sẽ không còn khả năng bảo vệ da trước tia UV gây hại.
Tác hại của mỹ phẩm hết hạn
Chứa nhiều vi khuẩn, gây viêm màng não
Theo Tiến sĩ Ngô Khánh Duy, ở mỹ phẩm hết hạn có rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe như: Eubacterium, Aeromonas, Propionibacterium, Enterobacter,… dẫn đến viêm âm đạo, viêm dạ dày, vết thương bị nhiễm trùng, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp,…
Đặc biệt, trong đó còn có vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu vàng) có thể kháng thuốc kháng sinh và vi khuẩn Enterococcus Faecalis – nguyên nhân chính gây bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong (nhất là trẻ dưới 5 tuổi).
Tham khảo thêm: Nếu da bạn nhạy cảm, hoặc yếu thì hãy áp dụng những mẹo sử dụng mỹ phẩm không bị dị ứng chọ chị em
Dị ứng da, nổi mụn, ung thư da
Theo bác sĩ Trần Trọng Thành, mỹ phẩm hết hạn có thể không bị biến đổi nhiều về màu sắc cũng như mùi hương, song thành phần và cấu trúc hóa học đã dần dần phân hủy và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi.
Do đó, nếu bạn tiếp tục sử dụng thì rất dễ khiến da bị dị ứng, nổi mụn, mẩn ngứa, sưng tấy, nổi mề đay, phù nề,… Điển hình như bút kẻ mắt và mascara khi hết hạn có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ hay son sẽ khiến môi bị sưng, còn phấn lại làm da nổi mụn,…
Bác sĩ Thành còn nhận định, mỹ phẩm hết hạn sẽ sinh ra nhiều độc tố. Điều này không những gây dị ứng bên ngoài mà còn thẩm thấu và đi sâu vào các tế bào bên trong. Từ từ sẽ tích trữ độc tố và khả năng gây ra ung thư da là khá cao.
2Có nên tái sử dụng mỹ phẩm hết hạn?
Câu trả lời là bạn tuyệt đối không nên tái sử dụng mỹ phẩm hết hạn cho làn da bởi nhiều tác hại nguy hiểm mà chúng mang lại. Song, bạn vẫn có thể tận dụng chúng cho các việc khác như:
Sơn móng tay: Dùng tương tự như keo dán trang trí (dán hoa lên giấy, đính đá lên giấy,…), vẽ trang trí, đánh dấu vật dụng (chìa khóa), trang trí giày dép, túi xách,…
Kem dưỡng da: Hãy thoa lớp kem lên móng tay, rồi để yên tầm 10 – 15 phút. Việc ủ móng này sẽ giúp móng tay của bạn đẹp hơn đấy. Hay dùng như sản phẩm đánh bóng vật dụng bằng da bằng cách cho ít kem dưỡng ra miếng bông tẩy trang và lau sạch bề mặt của chúng.
Toner/nước hoa hồng: Làm nước lau kính, lau kiếng mắt thời trang, lau màn hình điện thoại,… để chúng được sạch và sáng bóng hơn.
Son môi: Lấy ít son thoa vào chỗ có vết bẩn trên vật dụng, giữ yên tầm 5 phút rồi dùng khăn ướt lau sạch. Đảm bảo kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên đó.
Phấn mắt: Dùng để trang trí cho ốp lưng điện thoại, giày dép, móng tay,… để đem lại nhiều “sản phẩm” mới mẻ, rực rỡ và độc đáo.
Xem thêm: Cuối năm dọn dẹp thấy nhiều sản phẩm hết hạn, đừng vội vứt nếu bạn chưa biết cách tái sử dụng này
3Phân biệt hạn sử dụng và hạn nên sử dụng
Hạn sử dụng
Đây là thời hạn từ ngày sản xuất (MFG) cho đến ngày cuối cùng sản phẩm được phân phối ra (EXP). Nghĩa là nếu bạn chưa mở nắp sản phẩm thì hạn dùng sẽ đến ngày in trên bao bì. Thông thường, hạn sử dụng này sẽ kéo dài tầm 2 – 3 năm tùy sản phẩm.
Ví dụ: Bao bì sản phẩm ghi hạn sử dụng là 08/07/2021 – 08/07/2023. Trong đó, 08/07/2021 là ngày sản xuất, còn 08/07/2023 là ngày cuối cùng sản phẩm được phân phối ra thị trường. Nghĩa là nếu chưa mở nắp sản phẩm thì bạn có thể dùng chúng trước ngày 09/07/2023. Sau ngày này thì không nên mở nắp và dùng sản phẩm nữa
Hạn nên sử dụng
Hạn nên sử dụng hay còn gọi là hạn dùng sau khi mở nắp (thường ngắn hơn hạn sử dụng). Đây là khoảng thời gian bạn có thể dùng sản phẩm kể từ ngày bắt đầu mở nắp ra. Hạn nên sử dụng sẽ được ghi trên bao bì dưới dạng: 6M (6 tháng), 12M (12 tháng), 18M (18 tháng), 24M (24 tháng),…
Ví dụ: Bao bì sản phẩm ghi hạn sử dụng là 08/07/2021 – 08/07/2023 và hạn nên sử dụng là 6M. Bạn bắt đầu mở nắp và dùng sản phẩm vào ngày 24/06/2023. Với hạn nên sử dụng là 6M (6 tháng) kể từ khi mở nắp, nghĩa là bạn nên dùng hết sản phẩm trước ngày 25/12/2023.
Xem thêm: Làm sao để biết hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp là bao lâu?
4Vậy có nên mua các sản phẩm có date cận?
Sản phẩm cận date nghĩa là sản phẩm đã gần hết hạn sử dụng. Thường ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,… sẽ có khu riêng biệt chuyên bán loại hàng này (trước ngày hết hạn tầm 1 – 10 ngày tuỳ từng loại sản phẩm).
Hạn sử dụng thường đã được nhà sản xuất tính toán cẩn thận thông qua dung lượng, chất lượng sản phẩm. Không những thế, chúng còn được tính sớm hơn 1 tháng so với date thật, giúp sản phẩm luôn bảo đảm dùng tốt cho đến ngày cuối cùng. Hơn nữa, hạn sử dụng cũng không quan trọng bằng hạn dùng sau khi mở nắp nè.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tùy theo quyết định của bạn mà có thể dùng hàng cận date hay không. Với sản phẩm không dùng trực tiếp lên cơ thể như bột giặt, nước tẩy rửa nhà tắm/nhà vệ sinh,… thì bạn có thể dùng được. Còn thực phẩm thì bạn nên cân nhắc bởi nó dễ bị vi khuẩn “tấn công”.
Tóm lại, chất lượng của sản phẩm cận date thường vẫn được đảm bảo tốt. Song, tùy vào nhu cầu và quyết định của bản thân mà bạn có thể chọn mua hay không nhé.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được liệu có nên tái sử dụng mỹ phẩm hết hạn hay không rồi nhé. Hãy “sáng suốt” và đưa ra được những quyết định đúng đắn khi sử dụng mỹ phẩm bạn nha.
Xem thêm:
>> Nên mua mỹ phẩm High-End hay Drugstore
>> Mẹo hay tẩy sạch vết mỹ phẩm trên quần áo
>> Hướng dẫn thứ tự sử dụng mỹ phẩm để tăng gấp đôi hiệu quả
Mua kem chống nắng tại Bách hoá XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH