Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 có đáp án (4 phiếu)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Tải xuống

I – Bài tập về đọc hiểu

>BÁC TẬP THỂ DỤC

Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, đồ đạc, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Ở Khuổi Nậm(1) không có đất, Bác cũng tạo một mặt phẳng đứng tập. Bác đẽo lấy bốn cái chày, hai cái vừa, hai cái to và nặng để thay tạ tập hàng ngày. Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Khi thì một, hai đồng chí đi theo Bác, khi thì Bác tập một mình. Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giày cho khỏi đau chân. Bác đáp :

– Tôi tập leo núi chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Để luyện bàn tay đánh máy, Bác chọn hai hòn đá tròn như trứng gà. Khi nghỉ đánh máy, Bác bóp tay vào đá nhiều lần.

( Theo cuốn Đầu nguồn )

(1) Khuổi Nậm : tên một khu rừng gần hang Pác Bó ( tỉnh Cao Bằng ), nơi Bác Hồ ở trong một thời gian khá dài.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sáng sáng, Bác thường dậy tập thể dục từ lúc mấy giờ ?

A. Khoảng ba rưỡi, bốn giờ

B. Khoảng bốn giờ, bốn rưỡi

C. Khoảng bốn rưỡi, năm giờ

Câu 2. Bác tự rèn luyện thân thể vào buổi sớm bằng những hình thức nào ?

A. Tập tạ, tắm nước lạnh, bóp tay vào hòn đá

B. Tập tạ, leo lên núi cao, tắm bằng nước lạnh

C. Tập tạ, leo lên núi cao, bóp tay vào hòn đá

Câu 3. Vì sao Bác thường tập leo núi với đôi bàn chân không ?

A. Vì Bác muốn quen dần với khó khăn và thử thách

B. Vì Bác muốn quen dần với cách sống thật giản dị

C. Vì Bác muốn quen dần với cuộc sống kháng chiến

Câu 4. Dòng nào dưới đây có thể thay cho tên bài văn ?

A. Bác Hồ tập leo núi

B. Bác sống rất giản dị

C. Bác rèn luyện thân thể

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. A) Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Cánh đồng dưới chân….úi …àng ta thơm…ừng hương…úa….ếp.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

– Tôi ….ắng nghe tiếng hò sông…ước mênh mang trong….ắng trưa.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Gạch dưới chữ viết sai dáu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

– Lối ngỏ vắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Câu 2. Đọc lại bài “Chuyện của loài chim” ( Tuần 27 ) và trả lời câu hỏi :

a) Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là gì khi nói chuyện với các bạn chim ?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Câu 3. Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Đợi ô tô qua

Tan học, cu Tí cứ đứng chần chừ ở bên đường, không đi về …..

– Sao em chưa về …

– Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường …

– Nhưng ô tô có chạy qua cổng trường mình bao giờ đâu …

Tí rân rấn nước mắt :

– Chính vì thế nên em không về được …

( Theo Lê Phương Nga )

Câu 4. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại hoạt động thể dục giữa giờ ở trường em ( hoặc một tiết học môn Thể dục ở lớp em )

Gợi ý :

a) Hoạt động thể dục ( tiết học môn Thể dục ) diễn ra ở đâu ? Vào thời điểm nào ?

b) Mở đầu hoạt động ( tiết học ) ra sao ? Diễn biến thế nào ? Kết quả ra sao ?

c) Cảm nghĩ của em về hoạt động thể dục giữa giờ ( hoặc tiết Thể dục )

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4 Đáp án C B A C

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. A) Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Cánh đồng dưới chân núi làng ta thơm lừng hương lúa nếp.

– Tôi lắng nghe tiếng hò sông nước mênh mang trong nắng trưa.

b) Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.

Sửa: Niềm vui nỗi buồn xen lẫn trong mùa nước nổi.

– Lối ngỏ vắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

Sửa: Lỗi ngõ vắng tanh, cánh cửa căn nhà còn bỏ ngỏ.

Câu 2. Đọc lại bài “Chuyện của loài chim” ( Tuần 27 ) và trả lời câu hỏi :

a) Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là gì khi nói chuyện với các bạn chim ?

– Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là “tôi”.

b) Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?

– Làm cho các loài chim thân thiết, gần gũi với con người như bạn bè.

Câu 3. Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Đợi ô tô qua

Tan học, cu Tí cứ đứng chần chừ ở bên đường, không đi về.

– Sao em chưa về ?

– Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường.

– Nhưng ô tô có chạy qua cổng trường mình bao giờ đâu ?

Tí rân rấn nước mắt :

– Chính vì thế nên em không về được!

( Theo Lê Phương Nga )

Câu 4. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại hoạt động thể dục giữa giờ ở trường em ( hoặc một tiết học môn Thể dục ở lớp em )

Bài mẫu

Hằng tuần, vào các ngày thứ hai, chúng em thường có một buổi thể dục giữa giờ. Khi hồi trống vang lên báo hiệu đã đến giờ thể dục, học sinh các khối lớp ùa ra như bầy chim non sổ lồng. Lớp em xếp thành hai hàng. Chúng em bắt đầu tập từng động tác theo nhịp trống đều đặn, rõ ràng. Đầu tiên là động tác vươn thở, em ngẩng cao đầu, khoan khoái hít khí trời đầy lồng ngực rồi từ từ thở ra. Tiếp theo là các động tác cổ, tay, chân, lườn và điều hòa. Riêng ở động tác điều hòa, chúng em tập với nhịp chậm hơn so với động tác khác. Kết thúc buổi thể dục, chúng em nắm tay giơ thẳng lên trời hô “khỏe”. Buổi thể dục giữa giờ giúp cho chúng em thêm thoải mái và khỏe khoắn sau những giờ học căng thẳng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng, Cùng vui chơi, Tin thể thao trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để làm gì ?

A. Để nâng cao tinh thần thể thao cho các loài.

B. Để rèn luyện sức khỏe cho các loài.

C. Để tìm ra con vật chạy nhanh nhất.

Câu 2: Đâu là cách các bạn nhỏ chơi đá cầu ?

A. Tung quả cầu từ bạn này sang bạn khác.

B. Chuyền từ chân bạn này sang chân bạn khác.

C. Dùng tay đánh quả cầu từ bạn này sang bạn khác.

Câu 3: Con cóc trong câu thơ sau xưng hô có gì đặc biệt :

“- Tôi là con cóc

Tôi báo trời mưa !”

A. Xưng tôi, giống con người.

B. Cách xưng hô không giống với con người.

C. Là cách xưng hô của loài cóc.

Câu 4: Ngựa Con có suy nghĩ gì trước khi diễn ra cuộc thi ?

A. Ngựa Con tự tin rằng mình chắc chắn sẽ giành được chiến thắng.

B. Ngựa Con cố gắng rèn luyện thật tốt để chuẩn bị cho cuộc đua sắp diễn ra.

C. Ngựa Con lo lắng và hồi hộp vì không biết cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Cánh đồng dưới chân….úi …àng ta thơm…ừng hương…úa….ếp.

– Tôi ….ắng nghe tiếng hò sông…ước mênh mang trong….ắng trưa.

Bài 2. Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.

– Lối ngỏ vắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

Bài 3. Đọc lại bài “Chuyện của loài chim” ( Tuần 27 ) và trả lời câu hỏi :

a) Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là gì khi nói chuyện với các bạn chim ?

b) Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Cánh đồng dưới chân núi làng ta thơm lừng hương lúa nếp.

– Tôi lắng nghe tiếng hò sông nước mênh mang trong nắng trưa.

Bài 2. Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.

Sửa: Niềm vui nỗi buồn xen lẫn trong mùa nước nổi.

– Lối ngỏ vắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

Sửa: Lối ngõ vắng tanh, cánh cửa căn nhà còn bỏ ngỏ.

Bài 3. Đọc lại bài “Chuyện của loài chim” ( Tuần 27 ) và trả lời câu hỏi :

a) Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là gì khi nói chuyện với các bạn chim ?

– Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là “tôi”.

b) Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?

– Làm cho các loài chim thân thiết, gần gũi với con người như bạn bè.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng, Cùng vui chơi, Tin thể thao trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Khi chơi đá cầu, các bạn nhỏ cố gắng để quả cầu bay như thế nào ?

A. Ai cũng muốn quả cầu bay thật xa.

B. Quả cầu bay được thật cao.

C. Cầu bay thật lâu trên sân, không bị rơi xuống đất.

Câu 2: Vì sao Ngựa Con không chuẩn bị một bộ móng tốt trước cuộc thi ?

A. Vì bộ móng của Ngựa Con rất chắc.

B. Vì Ngựa Con chủ quan và cho rằng bộ móng sẽ không làm khó nó trong cuộc thi

C. Vì Ngựa Con mải mê ngắm vuốt mình mà không để tâm tới lời cha dặn.

Câu 3: Vì sao chơi đá cầu vui lại khiến việc học tập cũng vui ?

A. Vì đá cầu khiến dẻo chân và tinh mắt hơn.

B. Vì chơi đá cầu giúp cho tinh thần các bạn trở nên thoải mái, mọi người đoàn kết với nhau hơn.

C. Vì chơi đá cầu giúp các bạn thông minh hơn.

Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa ?

A. Đầm sen bát ngát hồng tươi/ Có anh chim chích tìm mồi ngẩn ngơ.

B. Nghỉ hè bé lại thăm quê / Được đi lên rẫy, được về tắm sông.

C. Ngoài sân có mấy con gà / Ngoài trời có mấy quả na chín rồi

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Cánh đồng dưới chân núi làng ta thơm lừng hương lúa nếp.

– Tôi lắng nghe tiếng hò sông nước mênh mang trong nắng trưa.

Bài 2. Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Đợi ô tô qua

Tan học, cu Tí cứ đứng chần chừ ở bên đường, không đi về …..

– Sao em chưa về …

– Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường …

– Nhưng ô tô có chạy qua cổng trường mình bao giờ đâu …

Tí rân rấn nước mắt :

– Chính vì thế nên em không về được …

( Theo Lê Phương Nga )

Bài 3. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại hoạt động thể dục giữa giờ ở trường em ( hoặc một tiết học môn Thể dục ở lớp em )

Gợi ý :

a) Hoạt động thể dục ( tiết học môn Thể dục ) diễn ra ở đâu ? Vào thời điểm nào ?

b) Mở đầu hoạt động ( tiết học ) ra sao ? Diễn biến thế nào ? Kết quả ra sao ?

c) Cảm nghĩ của em về hoạt động thể dục giữa giờ ( hoặc tiết Thể dục )

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

– Cánh đồng dưới chân núi làng ta thơm lừng hương lúa nếp.

– Tôi lắng nghe tiếng hò sông nước mênh mang trong nắng trưa.

Bài 2. Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Đợi ô tô qua

Tan học, cu Tí cứ đứng chần chừ ở bên đường, không đi về.

– Sao em chưa về ?

– Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường.

– Nhưng ô tô có chạy qua cổng trường mình bao giờ đâu ?

Tí rân rấn nước mắt :

– Chính vì thế nên em không về được!

Bài 3. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại hoạt động thể dục giữa giờ ở trường em (hoặc một tiết học môn Thể dục ở lớp em)

Bài mẫu

Hằng tuần, vào các ngày thứ hai, chúng em thường có một buổi thể dục giữa giờ. Khi hồi trống vang lên báo hiệu đã đến giờ thể dục, học sinh các khối lớp ùa ra như bầy chim non sổ lồng. Lớp em xếp thành hai hàng. Chúng em bắt đầu tập từng động tác theo nhịp trống đều đặn, rõ ràng. Đầu tiên là động tác vươn thở, em ngẩng cao đầu, khoan khoái hít khí trời đầy lồng ngực rồi từ từ thở ra. Tiếp theo là các động tác cổ, tay, chân, lườn và điều hòa. Riêng ở động tác điều hòa, chúng em tập với nhịp chậm hơn so với động tác khác. Kết thúc buổi thể dục, chúng em nắm tay giơ thẳng lên trời hô “khỏe”. Buổi thể dục giữa giờ giúp cho chúng em thêm thoải mái và khỏe khoắn sau những giờ học căng thẳng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng, Cùng vui chơi, Tin thể thao trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Bài thơ:” Cùng vui chơi “ có lời khuyên gì dành cho chúng ta ?

A. Biết yêu thích bộ môn đá cầu.

B. Phải biết kết hợp giữa vui chơi và học tập thật hợp lí.

C. Phải chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.

Câu 2: Báo chí còn cho ta biết những tin gì?

A. Chính trị, đời sống, xã hội

B. Thể thao, văn hóa, giải trí,….

C. Cả 2 đáp án trên đúng

Câu 3: Ngựa Con đã làm gì khi chiếc móng bị gãy ?

A. Vẫn cố gắng chạy tới đích.

B. Dừng hẳn lại và ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

C. Ghen tị với các bạn đang chạy vụt qua trước mắt mình.

Câu 4: Câu nào sau đây đặt đúng dấu chấm hỏi ?

A. Bác Sên già đeo trên lưng cái nhà rộng rãi ?

B. Cây bàng nở những chùm hoa bé nhỏ li ti ?

C. Em tập thể dục thường xuyên để làm gì?

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n vào chỗ trống:

– ăn …o, lên …ương, …ân …a, con …ươn, khó …ường

Bài 2. Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

a) Hôm qua, bé chạy nhãy nhiều nên hôm nay bị mõi chân.

b) Anh đả ăn chã giò bao giờ chưa?

Bài 3.

Điền l hoặc n vào chỗ trống :

Một thiếu ….iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng ….ai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn …..ụa trắng thắt …..ỏng, mối bỏ rủ sau …ưng. Con ngựa của chàng sắc ….âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời ….ạnh buốt căm căm mà mình ….ó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ ….ó từ xa ….ại.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n vào chỗ trống:

– ăn no, lên nương, lân la, con lươn, khó lường

Bài 2. Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

a) Hôm qua, bé chạy nhãy nhiều nên hôm nay bị mõi chân.

Sửa: Hôm qua, bé chạy nhảy nhiều nên hôm nay bị mỏi chân.

b) Anh đả ăn chã giò bao giờ chưa?

Sửa: Anh đã ăn chả giò bao giờ chưa?

Bài 3.

Điền l hoặc n vào chỗ trống :

Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình ướt dẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ từ xa lại.

Tải xuống

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 33 có đáp án (Đề 1)

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều