Vậy mặt nạ đèn LED là gì và có lợi ích gì cho làn da, có an toàn cho da không? Mặt nạ ánh sáng sinh học nào tốt? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.
Mặt nạ đèn LED là gì?
Mặt nạ đèn LED (hay còn gọi là mặt nạ ánh sáng sinh học) vận hành dựa trên nguyên lý về ánh sáng LED. Theo đó, liệu pháp ánh sáng LED là phương pháp điều trị không xâm lấn đi vào các lớp của da để cải thiện làn da.
Vào những năm 1990, NASA đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng của đèn LED trong việc thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở các phi hành gia bằng cách giúp các tế bào và mô phát triển.
Ngày nay, các bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ thường sử dụng liệu pháp ánh sáng LED để điều trị một loạt các vấn đề về da. Các chuyên gia về da thường sử dụng liệu pháp ánh sáng LED cùng với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như kem, thuốc mỡ và chăm sóc da mặt, để mang lại kết quả tốt nhất.
Lợi ích của mặt nạ đèn LED
Mỗi một loại màu sắc có trong máy mặt nạ ánh sáng sinh học đều sẽ có những công dụng khác nhau, nhưng tựu chung đều mang lại lợi ích cho làn da của người sử dụng. Cụ thể:
- Ánh sáng đỏ (633 nanomet): Loại ánh sáng này được lớp biểu bì hấp thụ và sản sinh protein collagen, thúc đẩy phát triển tế bào mới từ đó giúp giảm thiểu nếp nhăn.
- Ánh sáng xanh lục (532 nanomet): Đây là ánh sáng có công dụng trung hòa, cân bằng và giúp da hạn chế tiết dầu nhờn.
- Ánh sáng xanh lam (415 nanomet): Giảm đáng kể tình trạng viêm của mụn trứng cá, giảm sưng, làm se nhân mụn, điều tiết tuyến dầu, kết nối mao mạch, làm dịu da và chống giãn da.
- Ánh sáng vàng (trong khoảng 565 – 590 nanomet): Kích thích hệ thống mao mạch và thần kinh, tăng khả năng phục hồi và sự cân bằng cho da nhạy cảm.
- Ánh sáng tím (trong khoảng 380 – 420 nanomet): Tăng tuần hoàn máu và hoạt động của hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ oxy của tế bào, thải độc tố cho da mặt từ đó giúp làm sáng, săn chắc da.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2014, công bố trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, thiết bị này đã chứng minh kết quả đáng kể trong việc điều trị các tình trạng y tế, bao gồm mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình, chữa lành vết thương, bệnh vẩy nến, tế bào vảy ung thư biểu mô tại chỗ (bệnh Bowen), ung thư biểu mô tế bào đáy, dày sừng actinic và các ứng dụng thẩm mỹ.
Mặt nạ ánh sáng sinh học liệu có an toàn? Nên sử dụng với tần suất như thế nào?
Mặt nạ ánh sáng sinh học có an toàn không?
Mặt nạ chiếu ánh sáng sinh học được phát ra từ các bóng đèn Bio-LED tích hợp trong mặt nạ. Các ánh sáng này nằm trong vùng bước sóng dài hơn không chứa tia cực tím. Vì vậy, mặt nạ đèn LED được chứng minh an toàn cho da và bạn có thể sử dụng thường xuyên.
Một câu hỏi khác cũng được khá nhiều người dùng quan tâm là ánh sáng từ mặt nạ đèn LED có gây hại cho mắt không? Theo trợ lý giáo sư lâm sàng về nhãn khoa Brian S. Biesman thuộc Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville thì ánh sáng từ hầu hết các thiết bị được sử dụng trong gia đình bao gồm mặt nạ đèn LED đều không gây hại cho mắt. Tuy nhiên, khi sử dụng mặt nạ này thì bạn nên nhắm mắt lại để mặt nạ làm nhiệm vụ chăm sóc da, không nên nhìn quá lâu vào nguồn sáng phát ra từ mặt nạ chiếu ánh sáng sinh học.