Có thể nói hàng xách tay Nhật là một trong những sản phẩm mà quy chuẩn ghi hạn sử dụng phức tạp nhất. Các hãng hàng Nhật nội địa gần như không theo 1 quy luật chung nào cả. Chính vì thế cách xem hạn sử dụng hàng Nhật nội địa rất là phức tạp. Hàng Nhật nội địa vốn đa phần toàn tiếng Nhật đã khó gặp thêm phần ghi Batch Code để xác định hạn sử dụng lại thêm khó. Một số sản phẩm thì gần như chỉ nhà sản xuất mới xác đinh được.
Để hiểu rõ bài này chúng ta phải làm rõ vấn đề: “Hạn sử dụng là gì trước”. Hạn sử dụng hàng Nhật nội địa nói riêng và các sản phẩm khác nói chung đều có 2 phần: Hạn sử dụng sau khi mở sử dụng và hạn sử dụng để nguyên. Các bạn cần xác định rõ trên hộp sản phẩm hoặc sản phẩm sẽ có các ký tự ghi hạn sử dụng, ngày sản xuất, số tháng sử dụng khi mở nắp,…
Hạn sử dụng khi đã sử dụng (Period after opening – PAO)
Thông thường thì các hãng sẽ có biểu tượng hình hộp tròn có mở nắp và ghi các ký tự 3M, 6M, 9M,12M, 24M,… M đây là Month (tháng), bên trước đó là số tháng sử dụng khi mở nắp, mở bao bì để sử dụng, lúc này sản phẩm đã tiếp xúc với môi trường xung quanh . Một số sẽ ghi bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh cụ thể số tháng sau khi mở nắp. Một số sản phầm không ghi thì thường được hiểu là nên dùng hết trước 6 tháng.
Hạn sử dụng khi chưa mở sử dụng
Là hạn sử dụng khi chưa sử dụng sản phẩm, tức tình trạng sản phẩm vẫn còn nguyên vẹn. Một số hàng nội địa được ghi bằng chữ số Latin ngày sản xuất ví dụ: 20.11.2018, 2018.11.20, 18.11.20, 20.Nov.18,…. Một số sẽ ghi luôn hạn sử dụng bằng chữ và số Latin hoặc tiếng Nhật. Nhưng đa phần các hãng ghi dưới dạng Batch Code. Chú ý nếu các sản phẩm hàng xách tay chỉ ghi rõ ngày hết hạn thì được hiểu là 3 năm sau ngày sản xuất trừ một số dòng vô thời hạn sử dụng.
Vì sao check hạn sử dụng hàng Nhật xách tay nội địa rất khó?
Cũng không rõ các hãng vì sao đưa ra các quy chuẩn khác nhau về ghi mã Batch Code, có thể để dễ quản lý thật giả và thu hồi. Tuy nhiên có một điều có lý về việc người tiêu dùng khó xác định mà người sản xuất không bị phản ánh đó là: Ở thị trường Nhật rất coi trọng người dùng nên khi gần hết hạn thì nhà sản xuất sẽ yêu cầu các đơn vị bán thu hồi sản phẩm. Không những thế các đơn vị bán họ cũng quản lý hạn sử dụng chặt chẽ. Thế nên ở thị trường nội địa Nhật khi sản phẩm đang được lưu hành thì được xem là hạn sử dụng vẫn còn.
Mã vạch Barcode có xem được ngày hết hạn hàng Nhật hay không?
Câu trả lời là không. Đầu tiên chúng ta hiểu mã vạch Barcode chỉ thể hiện tên sản phẩm, chủng loại, kích thước, nơi sản xuất và ngày công bố sản phẩm hoặc bao bì mới. Tức là gần như được giữ nguyên nếu không có thay đổi công thức hay mẫu mã, bao bì. Chúng ta thường nhầm hoặc bị người bán hàng không hiểu biết nói với bạn đó là ngày sản xuất. Mã vạch này gần như được xem là 1 công bố với thế giới về thông tin sản phẩm đó. Bạn có thể lấy 1 sản phẩm Việt Nam cùng loại mà xem sẽ ít khi thấy nó khác nhau về mã Barcode này. Tuy nhiên, có một đặc điểm ở hàng Nhật đó là mẫu mã thường thay đổi hằng năm, nên mã Barcode. Các bạn có thể dựa vào đây để biết mẫu này mẫu năm nào. Ví dụ dòng đó thường thay đổi mẫu mà bạn check mã code quá lâu thì nên nghi ngờ (tuy không phải tất cả nhưng nên thế). Để check mã Barcode thì các bạn có thể dùng phần mềm trên Smartphone: “check mã vạch” là có thể tìm được app check. Ngoài ra các bạn có thể xem ở trên trang sau: https://www.upcdatabase.com/itemform.asp. Tuy nhiên website này vẫn có một số sai sót ví dụ mã 4956962108017 là barcode của “ALOINS Medical Cream S 185g” nhưng nó lại ra của “shiseido anessa perfect essence sunscreen a+n spf 50+ pa+++”. Cách để xem nó đúng sản phẩm không thì bạn gõ mã đó lên google và ấn vào phần hình ảnh để xem
Cách xem hạn sử dụng hàng xách tay Nhật bằng Batch Code
Nếu trên sản phẩm ghi rõ hoặc dễ đoán thì chúng ta không phải check hạn sử dụng làm gì. Nhưng một số hãng sẽ đưa ra các tiêu chuẩn ghi khác nhau trên mỗi dòng sản phẩm. Thông thường các hãng sẽ có một số tiêu chuẩn (đa phần là ghi ngày sản xuất lô hàng đó).
Các xem hạn sử dụng hàng Nhật nội địa xách tay bằng website:
Các bạn có thể vào 1 số website sau để kiểm tra: https://checkexp.com (Khá nhiều sản phẩm Nhật Bản – Nếu họ chưa check được thì gửi mã cho họ qua form trên web hoặc fanpage của họ)
Hoặc http://checkcosmetic.net/ hoặc http://www.checkfresh.com/ Các bạn chọn hãng sản xuất, sau đó điền mã Bathcode và tìm kiếm. Tuy nhiên sẽ có 1 số hãng không tìm được hoặc không có hãng đó, do trang này không phải là trang công bố của hãng và một số cách check code của website bị lỗi thời.
Các kiểm tra hạn sử dụng hàng xách tay Nhật nội địa bằng tay:
Cũng như cách trên thì cách này cũng chỉ check ngày hết hạn sử dụng hàng xách tay Nhật 1 số ít. Vì một số sản phẩm rất khó xác định.
Cách ghi tháng theo chữ cái, năm được rút gọn
Đó là A, B, C,… tương đương với tháng 1, 2, 3,…,12 Còn năm rút gọn lại 1 hoạc 2 chữ số cuối ví dụ 2018 là 18 hoặc 8. Các bạn sẽ thắc mắc như sau: thế sản phẩm 2008 và 2018 nếu cùng ghi là 8 thì phân biệt thế nào. Thì lúc đó bạn phải xem sản phẩm đó có thường thay đổi mẫu mã không để xác định. Các sản phẩm nội địa Nhật thường thay đổi mẫu mã 1 đến 2 năm 1 lần, hơn nữa quản lý hàng hóa rất chặt nên hầu như không có chuyện để tồn hàng quá 3 năm (hết hạn sử dụng).
Một đặc điểm cần chú ý là cách ghi năm của người Nhật đa số là đứng đầu. Vì thế 1 hoặc 2 ký tự đầu là năm, đến chữ ký tự tháng, rồi mới đến ngày.
Ví dụ: trên sản phẩm hoặc hộp Hada labo, Melano CC ghi là 8E15 thì ngày sản xuất là 2018 (hoặc 2008) tháng 5 ngày 15.
Cách ghi năm bằng chữ, tháng bằng chữ hoặc số
Khi đó Đó là A, B, C,… tương đương với số cuối năm 0,1, 2, 3,…,9. Lúc đó 10 năm lại lặp lại 1 lần. Còn tháng thì nếu ghi bằng chữ thì A, B, C,… tương đương với tháng 1, 2, 3,…,12. Hoặc tháng ghi bằng chữ.
Ví dụ H8A3 thì chúng ta chỉ quan tâm đến H8 có ngày sản xuất 2017 (hoặc 2007) tháng 8.=> hạn sử dụng sản phẩm +3 năm
Cách ghi năm theo số rút gọn và ngày theo lịch Julian
Tức là năm ghi rút gọn 1 hoặc 2 số cuối, còn ngày ghi theo số thứ tự ngày trong năm (365 ngày).
Ví dụ 8279 thì ngày sản xuất là 2018 (2008) ngày 279 trong năm tương đương 279/30 =9.3 tầm tháng 10 (tính nhanh). Hạn sử dụng sản phẩm +3 năm
Cách ghi tháng và ngày bằng 1 chữ và 1 số, năm rút gọn 1 số.
Lúc đó tháng có số đầu tiên là A, B, tương ứng với 0, 1 và đi sau là 1 con số. Ví dụ 28 tương ứng với C8. Một số sản phẩm của Kose sẽ được ghi theo cách này ví dụ: GC972B1. Lúc đó ta xác định như sau: C9 là 29, 7 là 2017 (2007), 2 là 2, vậy ngày sản xuất là 29/2/2017 (2007). Ngày sản xuất sẽ được tính cộng thêm 3 năm.
Ngoài ra thì có rất nhiều cách ghi khác nhau mà cách nhận biết thì chỉ có bằng cách email cho nhà sản xuất mới biết được. Nếu gặp sản phẩm khó các bạn có thể liên hệ bên Xách Tay Quốc Tế tìm giúp email của hãng để hỏi. Trên thực tế thì có rất nhiều hãng có cách ghi ngày sản xuất và ngày hết hạn khác nhau. Nên không có 1 công thức cụ thể nào để xác định được ngày hết hạn sử dụng. Một số trong đó chỉ có nhà sản xuất biết được, thậm chí như khi email đến hãng Biore thì họ khẳng định nếu 1 sản phẩm chưa mở có thể yên tâm sử dụng. Có thể nói việc xác định được hạn sử dụng hàng Nhật Bản là cực kỳ khó vì thế nên chọn một đơn vị bán hàng xách tay uy tín và có chuyên môn để mua được sản phẩm tốt nhất dành cho bạn.
Nếu thấy hay xin mọi người ghé trang Fanpage Facebook của Xachtayquocte và cho 1 Like: https://www.facebook.com/Xachtayquoctecom/ . Có thể một ngày nào đó các bạn cần check hạn sử dụng 1 sản phẩm nào đó hoặc cần tư vấn về 1 sản phẩm nào đó, thì có thể liên hệ. Xách Tay Quốc Tế hứa sẽ tận tình tư vấn. Xin chân thành cám ơn.
Nếu cần bên mình check mã thì vui lòng vào Fanpage và nhắn tin. Xin chụp ảnh sản phẩm có mã rõ ràng hoặc tên sản phẩm và hãng. Vì đội ngũ quản trị Fanpage nhận được thông báo nhanh hơn là đọc comment ở bài này ạ. Nếu được xin cho 1 like Fanpage để tiện lần sau có thể cần check hạn sử dụng tiếp. Thanks
Với những bạn hỏi không ghi rõ tên Sản phẩm, Hãng hoặc không có ảnh thì bên mình không check được. Hiện hệ thống comment của Facebook bị lỗi nên shop sẽ tư vấn trực tiếp tại Fanpage: https://m.me/Xachtayquoctecom , Vui lòng không gọi số hotline vì đây là số nhân viên bán hàng. Xin chân thành cám ơn!