Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT MỸ PHẨM

Hiện nay ngành mỹ phẩm đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Bên cạnh nền kinh tế phát triển, đảm bảo về sức khỏe, bên cạnh đó mặt hàng làm đẹp cũng được chú ý. Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài nhập khẩu mỹ phẩm thì đã mua bản quyền sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam. Việc của Doanh nghiệp cần bây giờ là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm. Vậy thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thế nào? Hãy cùng Logistics Solution tìm hiểu nhé

Khái niệm về nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm chưa phải là mỹ phẩm nên nhập khẩu như hàng hóa là hóa chất thông thường. Đối với nguyên liệu (bao gồm cả bán thành phẩm) nhập khẩu để sản xuất mỹ phẩm: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006. Tuy nhiên cần lưu ý: nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất mỹ phẩm tuy không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, nhưng có thể thuộc danh mục quản lý của Bộ ngành khác (ví dụ như hóa chất, thuộc diện quản lý của Bộ Công thương), hoặc phải kiểm tra chuyên ngành (như nguyên liệu từ thực vật phải kiểm dịch thực vật) để thực hiện đúng quy định về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với từng loại nguyên liệu

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

– Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP để xem mặt hàng cần nhập khẩu có thuộc diện phải Khai báo hóa chất, hoặc thuộc diện cấm nhập khẩu, hoặc hạn chế nhập khẩu hay không.

Lưu ý : Trường hợp thuộc các Phụ lục ban hành kèm các Nghị định trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu Quý doanh nghiệp cần phải xin giấy phép của Bộ Công thương theo quy định trước khi làm thủ tục nhập khẩu.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận

  • Là doanh nghiệp trong mã ngành có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh hóa chất cụ thể: yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa; yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì; yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất;
  • Địa điểm, diện tích kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
  • Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
  • Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, người trực tiếp giám sát phải được huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Đối với hóa chất hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
  • Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  • Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường;
  • Hồ sơ về phòng cháy chữa và chữa cháy:
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
  • Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
  • Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
  • Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
  • Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (trong trường hợp kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh).

Mã HS và Thuế suất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Thủ tục hải quan

Trong thời gian chờ Giấy chứng nhận ra, Quý Doanh nghiệp làm thủ tục vận chuyển nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm về cảng, để khi hàng hóa về tới cảng đồng thời Giấy chứng nhận được công bố, các chứng từ từ nhà xuất khẩu gửi sang thì tiến hành khai báo hải quan

Hồ sơ Hải quan nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hợp đồng, invoice, packing list
  • Vận tải đơn
  • Giấy chứng nhận nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm còn hiệu lực

Để quá trình sản xuất và nhập khẩu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thuận lợi, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Logistics Solution để tư vấn từng trường hợp cụ thể

Hotline: 0913 278 430