Danh sách 23 thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh (BS Thai Sản)

_ Dưới đây là 23 thành phần trong mỹ phẩm bà bầu cần tránh được cập nhật mới nhất 2022

. Mình cũng sẽ mô tả chi tiết nhất có thể để bạn có thể hiểu rõ chúng thường có trong sản phẩm nào. Phía cuối bài viết, chúng mình gửi tặng các mẹ bầu FILE TÀI LIỆU tổng hợp các thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh để bạn lưu về kiểm tra nhé!

1. Parabens

Thường được sử dụng trong mỹ phẩm, chất bảo quản giúp ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển trong kem dưỡng ẩm, chất khử mùi và các sản phẩm trang điểm. Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy paraben có hại cho sức khỏe của con bạn, nhưng paraben được biết đến là chất gây rối loạn nội tiết và có liên quan đến ung thư vú . Chúng tôi cũng biết rằng chúng có thể xâm nhập vào da rất dễ dàng – đi vào máu của bạn và cuối cùng là của con bạn.

2. Chì trong son môi

Có lẽ từ lâu chúng ta đã biết tác hại của Chì trong son môi. Chì không được cho trong trực tiếp vào mỹ phẩm (vậy nên bạn không thể thấy nó trong bảng thành phần). Mà chì thường có trong các chất (bột) tạo màu, giúp màu sắc của các mỹ phẩm được tươi tắn và lâu trôi hơn. Nhắc đến chì, bạn sẽ nghĩ ngay đến những thỏi son môi rất quen thuộc với phụ nữ chúng ta. Không make-up trang điểm thì được, chứ chị em phụ nữ nhà mình ai cũng phải thủ trong người ít nhất vài thỏi son cho khuôn mặt luôn được tươi tắn. Thật sự bản thân mình nhìn chính mình lúc không son trông nó kém sắc và nhợt nhạt kinh lắm. Nhưng làm sao để bản thân tìm được những thỏi son môi an toàn thì mình xin đúc kết như sau:

► Nói không với giả, hàng nhái nhé. (dùng túi nhái còn ít nhiều chấp nhận được chứ dùng mỹ phẩm giả / nhái trong giai đoạn mang thai là cực kỳ nguy hiểm đó ạ, hàm lượng chì luôn cực kì cao để giảm giá thành trong quá trình sản xuất. Đó là vì sao hàng giả luôn rẻ!) ► Nói không với hàng Trung Quốc. (cái này thì chắc chắn rồi, xài hàng tàu nhiều chúng ta hiểu sản phẩm nói một kiểu, chất lượng một kiểu) ► Ưu tiên chọn các sản phẩm có thuơng hiệu (tùy túi tiền của bạn, đa số các hãng lớn đều sản xuất son và dùng được cho bà bầu) ► Ưu tiên chọn các sản phẩm xanh (xin phép PR nhẹ về thương hiệu son sạch của GUO – mỹ phẩm xanh sạch. Mình nói ưu tiên chọn sản phẩm xanh chứ không phải các loại handmade tự pha tự làm ở nhà đâu nha) ► Ưu tiên son có nhiều dưỡng và lành tính hơn là son bền màu, hot trend này nọ nha (không nên chọn các loại quá lì hoặc quá đậm vừa tẩy trang cực nhọc lại không tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu khi này chỉ cần sương sương son môi chân mày là đẹp rồi ạ)

Ngoài ra thì các sản phẩm có màu như phấn phủ, phấn mắt, má hồng,… cũng có hàm lượng chì ít nhiều. Đó là lý do mình nói là khi mang thai, mẹ bầu nên tập trung vào sản phẩm chăm sóc da, hạn chế tối đa các mỹ phẩm trang điểm. Mình cũng xin bổ sung thêm: Các phương pháp kiểm tra chì tại nhà bằng nhẫn bạc hoặc bằng vàng đã được chứng minh là hoàn toàn sai nhé, trong tương lai mình sẽ chia sẻ cụ thể về phương pháp này. Hiện nay không có cách nào giúp mình kiểm tra sản phẩm đó chứa chì hay không tại nhà đâu ạ (trừ giấy kiểm nghiệm và giấy công bố của Sở Y Tế). » Việc của mẹ bầu là mình tìm các thương hiệu uy tin lâu năm để trao gửi yêu thương mà thôi.

3. Retinol / Retinoid

Retinol là thành phần khá phổ biến trong quy trình chăm sóc da của nhiều phụ nữ. Retinol, có nguồn gốc từ vitamin A có nguồn gốc động vật, được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da để tăng cường sản xuất collagen và kích thích sự thay đổi của biểu bì, do đó làm chậm quá trình lão hóa.

Nó có thể giúp da căng mọng, giảm nếp nhăn, thậm chí chống lại mụn trứng cá và các vấn đề về sắc tố khác. Tuy nhiên việc sử dụng retinoids làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ đang phát triển. Hầu hết các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên sử dụng các sản phẩm này khi đang mang thai. Nhưng nếu bạn có thai, hãy ngừng dùng retinoids ngay lập tức. Thay vào đó là các acid chiết xuất từ trái cây sẽ lành tính hơn!

Retinol không an toàn cho mẹ bầu, là thành phần mẹ bầu cần tránh!

4. Hydroquinone

Đây là một chất làm sáng da được tìm thấy trong cả sản phẩm không kê đơn và kê đơn. Thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về sắc tố như nám da . Vì nám da thường xuất hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, điều đặc biệt đáng tiếc là hydroquinone không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Theo Skin Sisters, điều duy nhất chúng ta biết về hydroquinone là nó có tỷ lệ hấp thụ toàn thân cao, có nghĩa là nó có thể được hấp thụ qua da và đi vào máu (và sữa của bạn, nếu bạn đang cho con bú).

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng gì để làm sáng làn da của mình? Vitamin C, chiết xuất dâu tằm và axit lactic đều an toàn để thoa lên da của bạn khi mang thai.

5. Axit salicylic hay BHA > 2%

Thành phần chăm sóc da phổ biến này là một chất chống viêm và tẩy tế bào chết; nó thường được sử dụng để điều trị mụn. Theo tạp chí uy tín quốc tế Healthline đánh giá Axit Salicylic không an toàn cho phụ nữ mang thai khi ở dạng thuốc uống. Còn ở dạng bôi thoa thì vẫn được đánh giá là thành phần an toàn và chưa thu thập được trường hợp cụ thể nào Axit Salicylic gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi!

Việc duy trì hay bổ sung các sản phẩm chứa BHA trong giai đoạn mang thai sẽ giúp các mẹ bầu giải quyết rất nhiều các vấn đề liên quan đến lỗ chân lông, dầu thừa, mụn ẩn và cả làn da không đều màu. Tuy nhiên mẹ cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định mua sản phẩm có chứa thành phần này nhé, bởi vì nếu mẹ sử dụng BHA quá liều hoặc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

BHA được đánh giá là an toàn trong thai kỳ nhưng các bác sỹ khuyên các mẹ bầu chỉ nên dùng các sản phẩm chứa BHA dưới 2% để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn lựa những loại sản phẩm BHA phù hợp để an toàn cho cả mẹ và em bé nha.

Các chuyên gia mỹ phẩm của Paulas Choice cũng đánh giá: Axit salicylic (BHA) là một chất tẩy tế bào chết tốt cho da thường được dùng ở nồng độ từ thấp đến cao để tẩy tế bào chết cho da (còn gọi là tẩy da chết hóa học). Với tỷ lệ phần trăm nhỏ được sử dụng trong chăm sóc da (2% hoặc thấp hơn) được coi là an toàn. Mẹ bầu cũng có thể cân nhắc sử dụng chất tẩy da chết axit glycolic hoặc axit lactic (AHA) như một giải pháp thay thế vì chúng hoàn toàn an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

https://www.healthline.com/health/pregnancy/salicylic-acid https://www.paulaschoice.co.uk/pregnancy-and-skin-care-which-products-are-safe

6. AHA > 8%

AHA là một trong những thành phần tẩy tết bào chết phổ biến nhất hiện nay. Vậy AHA có dùng được cho bà bầu? AHA hay còn gọi Glycolic acid là một alpha hydroxy acid được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm dùng để điều trị mụn trứng cá. Chưa có nghiên cứu chứng tỏ AHA tác động tiêu cực đến thai nhi khi sử dụng sử dụng như một sản phẩm thoa ngoài da.

So với BHA, thì AHA khá là an toàn hơn cho các bà bầu, vì nó không thấm quá sâu vào da và vào máu, không gây ảnh hưởng cho em bé, nên vẫn highly recommend thành phần này cho những mẹ bầu nào muốn sử dụng acid trong thời gian mang thai. Nên dùng khoảng 3 lần/ tuần với nồng độ dưới 8% là an toàn nhé các mẹ.

7. Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học có nhiều thành phần hóa học có thể thấm qua thành mạch vào máu và gây rối loạn hóc môn. Điều này có thể khiến cho cản trở sự phát triển hệ thần kinh của bé, gia tăng nguy cơ sẩy thai. Trong quá trình mang thai, bà bầu không nên dùng kem chống nắng hóa học các hóa chất được tìm thấy trong kem chống nắng hóa học như Avobenzone, Homosalate, Octisalate, Octocrylene, Oxybenzone, Oxtinoxate, Menthyl Anthranilate và Oxtocrylene,… bị các nhà khoa học và bác sỹ cảnh báo là nguyên nhân của dị ứng da, bệnh ung thư, rối loạn hormone, gây ra sự phát triển không bình thường ở thai nhi.Kem chống nắng hóa học không dùng được cho bà bầu

8. Hương thơm nhân tạo / Nước hoa

Đa số các bác sĩ khoa sản đều khuyến cáo rằng KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NƯỚC HOA KHI MANG THAI. Trong nhiều loại nước hoa hiện nay phần nhiều là sử dụng xạ hương nhân tạo, có thể dẫn đến hư thai. Trong mỹ phẩm các mẹ cũng nên hạn chế các sản phẩm có mùi quá ngắt. Điều này có thể khiến bạn bị ngén mùi, nếu hít nhiều có thể dẫn đến váng đầu mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên chọn các sản phẩm có hương thơm dịu nhẹ lành tính hoặc không mùi. Thay thế mỹ phẩm chứa hương thơm nhân tạo bằng các hương liệu thiên nhiên an toàn lành tính hơn.

> Nước hoa, xạ hương là một trong những thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh!

9. Isotretinoin

Isotretinoin là một loại thuốc cực kỳ hiệu quả trong quá trình điều trị mụn. Hãy luôn cho bác sỹ da liễu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai (đặc biệt 3 tháng đầu). Nếu bạn đang sử dụng Isotretinoin để điều trị mà vô tình mang thai ngoài ý muốn hãy ngưng ngay và tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa nhé.

Tác dụng phụ của Isotretinoin là khô da, khô mắt, khô mũi, môi bong tróc và khô vùng âm đạo ngay cả khi bạn uống đủ nước. Lưu ý không được sử dụng Isotretinoin trong quá tình mang thai vì nguy cơ dẫn đến dị tật thai nhi rất cao. Nếu các chị em đã lỡ mang thai trong lúc dùng Isotretinoin thì hãy dừng ngay lập tức và báo cho bác sỹ phụ sản biết ngay.

Đây là loại kháng sinh nặng thường được dùng cho các trường hợp mụn viêm nặng hoặc rất nặng và cần phải được kê toa bởi bác sĩ. Trong thời kỳ mang thai nếu mẹ dùng Isotretinoin khả năng bị xẩy thai cao, thai nhi sinh ra thường gặp các vấn đề về thần kinh và tim mạch. Theo khuyến cáo, để an toàn thì bạn phải ngưng từ 3 đến 6 tháng trước ngày thụ thai để đảm bảo độc tố được đào thải hoàn toàn nhé!

10. Oxybenzone

Kem chống nắng có hai dạng khác nhau: dạng lọc hóa học và dạng khoáng chất (vật lý). Oxybenzone là một chất gây rối loạn nội tiết được biết đến và đã được chứng minh là làm thay đổi chức năng tuyến giáp. FDA đã công bố nghiên cứu cho thấy các bộ lọc UV hóa học được sử dụng rộng rãi, có liên quan đến sự gián đoạn hormone, kết quả sinh nở tiêu cực, giảm khả năng sinh sản ở người và có thể gây ung thư, được hấp thụ vào cơ thể với một lượng đáng kể ngay sau khi dùng.

Oxybenzone là một chất gây rối loạn nội tiết được biết đến và đã được chứng minh là làm thay đổi chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, Kem chống nắng có thể chứa các chất gây rối loạn hormone như Oxybenzone hoặc Avobenzone, có thể cản trở sự phát triển hệ thần kinh của bé. Nếu nàng cần bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời, hãy sử dụng biện pháp chống nắng vật lý hoặc tự nhiên thay vì kem chống nắng hóa học.

11. Muối nhôm (Aluminum chloride hexahydrate)

Muối nhôm (Aluminum chloride hexahydrate) được dùng để bịt lỗ chân lông, ức chế việc tiết mồ hôi, từ đó làm giảm mùi cơ thể. Muối nhôm cũng có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong mồ hôi, từ đó giúp cơ thể bớt những mùi khó chịu. Tuy nhiên muối nhôm được FDA Hoa Kỳ khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai. Chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh alzheimer. Các loại muối nhôm thường được sử dụng gồm aluminium chloride, aluminium chlorohydrate, aluminium zirconium chlorohydrate. Mẹ bầu có thể thay thế lăn khử mùi bằng các sản phẩm từ bột ngô để thấm mồ hôi, khử mùi không độc hại.

1

12. Diethanolamine (DEA)

Diethanolamine là một chất tạo bọt. Nó là một chất gây ung thư và độc tố đường hô hấp, đó là lý do tại sao EU đã hạn chế sử dụng nó trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Mặc dù vậy, nó vẫn được sử dụng trong bồn tắm bong bóng, sữa tắm và dầu gội đầu ở Mỹ dưới dạng sản phẩm tẩy rửa (không bôi trên da). Diethanolamine thường được viết tắt là DEA trên nhãn mỹ phẩm.

13. Tinh dầu thiên nhiên

Nhiều bạn nghĩ rằng tinh dầu là thiên nhiên vì thế an toàn tuyệt đối 100% thì không phải vậy đâu nhé. Dưới đây là một vài tinh dầu mà mẹ bầu phải tránh khi dùng trên da và hạn chế dùng để xông hơi tạo mùi thơm nha:

  • Tinh dầu hương thảo (tăng huyết áp, gây co thắt)
  • Tinh dầu húng quế (có thể khiến tế bào phát triển không bình thường)
  • Tinh dầu xô thơm và hoa hồng (gây xuất huyết)
  • Tinh dầu nhục đậu khấu (gây ảo giác, can thiệp vào việc giảm đau)
  • Tinh dầu sả (kích thích các cơn co thắt).

Nếu muốn dùng tinh dầu, trước tiên bạn phải chờ đến tam cá nguyệt thứ hai.

Không phải tinh dầu thiên nhiên nào cũng an toàn cho phụ nữ có thai dù bạn đã qua được 12 tuần đầu tiên. Nếu dùng không đúng, tinh dầu thiên nhiên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như kích thích các cơ co thắt, làm tăng huyết áp hoặc ức chế các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đó là lý do tại sao bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách sử dụng tinh dầu thiên nhiên nào.

Nhiều phụ nữ mong đợi chuyển sang sử dụng các loại tinh dầu để tạo ra các sản phẩm chăm sóc da, và mặc dù là “tự nhiên” nhưng không 100% an toàn khi mang thai. Đa số tinh dầu thường quá đậm đặc để có thể sử dụng trực tiếp trên da. Trong mỹ phẩm tinh dầu chỉ chứa từ 1% đến 3% trên tổng thành phần mà thôi. Ví dụ, một số loại tinh dầu có thể làm tăng nguy cơ co thắt tử cung; một vài trong số này là quế, đinh hương, ngải cứu, rêu sồi, hương thảo và cây xô thơm….

14. Polyetylen Glycol (PEG)

Polyethylene Glycol (PEG) được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm như một chất làm đặc, đặc biệt là trong kem dưỡng da, dầu gội đầu và kem chống nắng. PEG thường bị ô nhiễm bởi cả ethylene oxide ( một chất gây ung thư được biết đến ) và 1,4-Dioxane ( gây ra các vấn đề về hô hấp và bị cấm ở Canada ).

15. Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate

SLS / SLES có tên đầy đủ là Sodium Lauryl Sulfate / Sodium Laureth Sulfate là chất tạo bọt được sử dụng trong một loạt các sản phẩm chăm sóc làm đẹp,, bao gồm chăm sóc da và mỹ phẩm, dầu gội đầu và kem đánh răng. Chúng là chất hoạt động bề mặt có thể gây kích ứng da hoặc gây dị ứng. Ngoài ra, các hợp chất hóa học được gọi là “nitrosamine” là sản phẩm phụ phổ biến của quá trình sulphat hóa. 90% nitrosamine được cho là chất gây ung thư.

16. Petroleum

Petrolatum còn được gọi là dầu bôi trơn, xuất hiện trong dòng sản phẩm chăm sóc tóc, son dưỡng, kem xả,… Nó là chất độc tố tái sinh làm suy yếu khả năng thụ thai, tạo các khối u tử cung và hại đến hệ miễn dịch.

Hiệp hội EWG cho rằng, Petrolatum là một hợp chất có thể gây nguy hiểm, nó tồn tại nguy cơ nhiễm bẩn từ hydrocarbons và cả các chất gây ung thư được tìm thấy trong Petrolatum và các thành phần phụ của nó. EWG khuyên nên cân nhắc khi sử dụng thành phần Petrolatum trong mỹ phẩm.

Hy vọng bài viết giúp bạn an tâm làm mẹ bầu xinh đẹp, khỏe mạnh và an nhiên

Tránh sử dụng bất kỳ loại sơn móng tay nào có Methylbenzene, toluol hoặc antisal 1a trên nhãn thành phần. Nó là một dung môi hóa dầu dễ bay hơi có thể gây độc cho hệ miễn dịch và có thể gây dị tật bẩm sinh. Nếu nàng đang mang thai,

hãy đặc biệt cẩn thận và tránh hoàn toàn sơn móng tay có chứa toluen.

Phthalates có trong sơn móng tay không an toàn cho bà bầu?

Hầu hết các loại sơn móng tay chính thống đều chứa toluen, một chất bị nghi ngờ là chất gây ung thư, cùng với Phthalates và Formaldehyde, Toluen được gọi là “bộ ba độc hại”, và chúng tạo thành một sự kết hợp mạnh mẽ của các chất độc mà nên tránh mọi lúc, đặc biệt là trong kỳ 3 tháng đầu mang thai.

18. Phthalates

Hóa chất được thêm vào nhựa để làm cho chúng dẻo hơn và để tăng độ bền và hiệu quả của các hóa chất khác trong công thức, chẳng hạn như nước hoa hoặc sơn móng tay. Tránh các thành phần như BzBP, DBP, DEP, DMP hoặc diethyl, dibutyl hoặc benzylbutyl phthalate

Giống như paraben, phthalates là chất gây rối loạn nội tiết và có thể gây ra các vấn đề về nội tiết tố, sinh sản và dị tật bẩm sinh.

Xem thêm: Điểm danh 7 shop mỹ phẩm thiên nhiên cho bà bầu tại Hồ Chí Minh

19. Tetracyclin

Thuốc bao gồm doxycycline và minocycline. Tetracycline là loại thuốc kháng sinh cần tránh trong thời kỳ mang thai. Chúng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như mụn trứng cá và bệnh Lyme . Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể làm hỏng gan của phụ nữ mang thai và làm đổi màu răng của em bé đang phát triển. Nếu bạn cần dùng thuốc kháng sinh trong khi mang thai, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể sẽ kê đơn một loại thuốc thay thế an toàn hơn như amoxicillin hoặc erythromycin.

20. Dihydroxyacetone (DNA)

Dihydroxyacetone là DHA nhưng đừng nhầm lẫn với Omega-3 (cũng được gọi là DHA), là một dạng hóa chất dùng để nhuộm màu những tế bào chết trên bề mặt da, biến màu da thành màu “rám nắng”. Đây là một thành phần chủ yếu có trong sản phẩm làm nâu da.

Dihydroxyacetone (tức DHA, thành phần chính trong các loại kem làm rám da) không được biết đến nhiều, nên chúng ta chưa thật rõ liệu nó có tác động đến việc lưu thông máu hay không.

Trên thực tế, có một số dấu hiệu cho thấy DHA có thể là lý do khiến DNA bị phá vỡ. Vì thế, tốt nhất bạn nên gạch các sản phẩm làm rám da khỏi danh sách những thứ nên dùng trong thai kỳ, cho đến khi các nhà khoa học đưa ra kết luận chính thức.

21. Dibutyl phthalate (DBP)

Phthalate này là một chất gây rối loạn hormone đã biết. Tiếp xúc với nồng độ cao có thể gây ra các vấn đề về sản xuất hormone ở một em bé đang phát triển.

22. Tazora và accutane

Cả hai đều là dẫn xuất của vitamin A, nhưng chỉ có trong các loại thuốc kê đơn. FDA liệt kê cả hai loại thuốc này nguy hiểm vì chúng được biết là gây dị tật bẩm sinh và cần tránh trong thời kỳ mang thai. Không có khả năng bạn gặp phải một trong những thành phần này khi đang mang thai, nhưng tốt nhất bạn cần lưu ý để đề phòng.

23. Fomanđehit

Hóa chất này thường được tìm thấy nhiều nhất trong các liệu pháp duỗi tóc, sơn móng tay và keo dán mi. Là chất gây ung thư và có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân nhưng cơ quan này khuyến cáo cần tránh các sản phẩm có chứa Formaldehyde trong thời kỳ mang thai.

Danh sách thành phần mỹ phẩm bà bầu cần tránh (cập nhật 2022)

24. Benzoyl peroxide

Benzoyl peroxide là một loại dược phẩm quan trọng nhưng cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa chất. Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Khi mang thai, phụ nữ thường trải qua sự dao động hormone và tăng sản xuất androgen, dẫn đến sinh ra mụn trứng cá. Điều đáng nói hơn, thành phần trong các sản phẩm trị mụn là benzoyl peroxide có thể tác động xấu đến thai nhi. Trong trường hợp các mẹ bầu bị nổi mụn do nội tiết tố thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Lý do Benzoyl peroxide là thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh bởi nó có nguy cơ gây dị tật thai nhi, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên.

_

Kết luận

Việc làm đẹp luôn là nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, là một mẹ bầu hiện đại, thông thái sự cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm là điều hết sức cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mẹ và thai nhi. Nếu bạn có thắc mắc nào thì hãy tham vấn ý kiến trực tiếp bác sĩ thai sản của bạn nhé.

Hy vọng bài viết này đã chia sẻ được các kiến thức bổ ích. Giúp bạn tự tin hơn mỗi khi chọn mỹ phẩm chăm sóc da cho bà bầu. Bài viết chia sẻ 23 thành phần trong mỹ phẩm bà bầu nên tránh ( Có đính kèm tài liệu để bạn tải về ở cuối bài viết). Chúc các mẹ bầu luôn xinh đẹp khỏe mạnh, có làn da xinh đẹp tươi tắn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé trong suốt thời gian thai kỳ nhé!

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo; được tổng hợp và xác thực từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng!

Tài liệu tham khảo

> Skincare & Beauty Products to Avoid During Pregnancy > What Should You Be Using In Your Skin Care Routine? > 10 Harmful Ingredients to Avoid in Makeup and Skincare Products > Beauty Products and Skincare Ingredients to Avoid While Pregnant