Nguy cơ thường gặp khi thừa cân béo phì trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai
- Sảy thai: Trẻ sơ sinh chết trong bụng mẹ trước 20 tuần của thai kỳ là điều thường thấy. Nguyên nhân chính là do phụ nữ béo phì thường mắc hội chứng buồng trứng đa nang/kháng insulin, những thay đổi này dẫn đến thay đổi nội mạc tử cung và làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- Tiểu đường thai kỳ: Đây là tình trạng mà một số phụ nữ gặp phải khi mang thai. Điều này là do sự gia tăng đề kháng insulin ở những người béo phì. Thông thường, lượng đường trong máu cao sẽ giảm xuống một cách tự nhiên sau khi sinh con. Tuy nhiên, phụ nữ béo phì mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao gấp đôi so với bình thường.
- Tiền sản giật: Béo phì làm tăng nguy cơ tiền sản giật, có các triệu chứng như phù, tăng huyết áp, thiếu máu, bệnh tim mạch.
- Nguy cơ sinh non: trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thừa cân trước khi sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu lên 42%.
Sau khi sinh con
- Phụ nữ mang thai bị béo phì cũng dễ bị nhiễm trùng sau khi sinh như: nhiễm trùng vết mổ, tử cung; băng huyết sau sinh.
- So với phụ nữ bình thường, người bị béo phì có nguy cơ tử vong sau sinh cao hơn.
Những cách giảm mỡ bụng cho bà bầu an toàn
1. Nắm được lượng calo trong mỗi bữa ăn
Một trong những cách đầu tiên là giảm calo tiêu thụ trong ngày.
Nhiều mẹ bầu ăn nhiều, ăn đêm và bổ sung chất không cần thiết khiến tăng cân mất kiểm soát.
Để giảm cân hiệu quả, mẹ bầu nên cắt giảm calo trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Nuôi dưỡng mẹ và bé tốt nhất là ăn nhiều hơn 1.700 calo mỗi ngày.
Muốn tiêu thụ ít calo nên cân nhắc kế hoạch như chia nhỏ bữa ăn, cắt bỏ gia vị, bổ sung rau, cắt bỏ đồ ăn vặt, đồ ngọt nhiều đường.
2. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục quan trong việc duy trì cân nặng của thai kỳ và giảm cân khi mang thai.
Phụ nữ mang thai khỏe mạnh nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 2 giờ 30 phút mỗi tuần.
- Tập thể dục cũng có thể giảm đau khi mang thai, cải thiện giấc ngủ, điều chỉnh tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, thể dục giúp giảm cân dễ dàng hơn sau khi sinh con.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện nào. Khi có hiện tượng vỡ ối, chảy mau âm đạo hãy ngưng tập luyện.
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ và đi xe đạp.
- Tránh các hoạt động mạnh làm căng cơ bụng như taekwondo, cưỡi ngựa.
Lưu ý: không nên tập bài tập nặng sau 14 tuần thai kỳ.
3. Uống nhiều nước
Bà bầu cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bởi nước có tác dụng thanh lọc cơ thể và cung cấp năng lượng hiệu quả cho mẹ.
Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giảm cảm giác thèm ăn và ăn ít lại trong mỗi bữa.
Quan tâm: Uống nước giảm cân trong 7 ngày đơn giản mà hiệu quả
4. Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ
Đối với những bà bầu béo phì, việc đi khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các bác sĩ có thể thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý và đưa ra các giải pháp quản lý cân nặng an toàn.
Ngoài ra, khi khám thai, thai phụ cần khám thêm các chỉ số thể chất để biết nguy cơ có thể xảy ra và có biện pháp kịp thời.
5. Ăn nhẹ lành mạnh
Khi thực hiện cắt giảm calo, bạn sẽ gặp tình trạng thèm ăn, nhanh đói.
Mẹ bầu nên chọn đồ ăn nhẹ, lành mạnh với lượng đường thấp và nhiều chất xơ như bánh quy ngũ cốc ít đường, nước ép trái cây để bổ sung cho cơ thể.
6. Bổ sung vitamin cần thiết
Trong quá trình mang thai, việc bổ sung vitamin cần thiết là điều nên làm.
- Axit folic là vitamin cần thiết giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ bị dị tật ở thai nhi.
- Sắt, canxi và axit béo omega-3 cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời bổ sung vitamin giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn giúp giảm béo hiệu quả.
Quan tâm: Cách giảm béo sau sinh mổ, mẹ bầu cần biết để có thân hình thon gọn
7. Chia nhỏ bữa ăn
Đối với những bà bầu bị ốm nghén, khó tiêu cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn.
Thay vì 3 bữa chính như thường lệ nên chia thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ hợp lý.
Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên giúp mẹ bầu giảm ốm nghén, kiểm soát cân nặng đồng thời đảm bảo đủ dinh dưỡng và calo mỗi ngày.
8. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng
Tập trung vào thực phẩm có chứa axit folic và giàu protein, chất béo lành mạnh, carbohydrate và chất xơ.
- Thực phẩm giàu axit folic bao gồm nước cam, quả mọng, rau bina, bông cải xanh, đậu, bánh mì và ngũ cốc.
- Bắt đầu bữa sáng đầy đủ sẽ cảm thấy tốt và nhiều năng lượng suốt cả ngày.
- Lựa chọn nguồn ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây và các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
- Thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như táo bón.
- Bổ sung nhiều trái cây và rau quả trong các bữa ăn hàng ngày.
- Chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng.
Có nên giảm cân khi mang thai không?
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai không nên áp dụng bất cứ phương pháp giảm cân phổ biến nào.
Tuy nhiên việc cắt giảm thực đơn, calo trong ngày là điều vô cùng cần thiết. Vì khi tăng cân mất kiểm soát sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Để an tâm hơn trong việc giảm cân khi mang thai, nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn.
Một số chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm thực phẩm giàu chất xơ là cần thiết khi mang thai sẽ giúp điều chỉnh cân nặng phù hợp cho bạn.
Ngoài ra, cần hạn chế một số thực phẩm trong quá trình mang thai như:
- Đồ ngọt, đồ ăn vặt như khoai tây chiên, kẹo.
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Cắt bỏ nước uống có gas.
- Hạn chế gia vị, không ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
- Chất béo không lành mạnh như bơ thực vật, sốt salad…
Tăng cân trong thai kì của bà bầu bao nhiêu là hợp lý
Tăng cân hợp lý khi mang thai chủ yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi bà bầu khác nhau. Trong đó bao gồm nước ối, nhau thai, lượng máu tăng, tăng mỡ, tăng mô và dịch cơ thể, …
Tăng cân trong thai kỳ được tính dựa trên chỉ số cân nặng cơ thể của mẹ (BMI) trước khi mang thai. Chỉ số BMI được tính như sau:
Chỉ số BMI = Cân nặng (kg)/bình phương chiều cao (m)
Nếu cân nặng trước khi mang thai của mẹ bình thường (BMI khoảng 18,5-24,9): Mức tăng cân lý tưởng của mẹ là 10-12kg:
- 3 tháng đầu: tăng 2 kg
- 3 tháng tiếp: tăng 3 – 4 kg
- 3 tháng cuối thai kỳ: tăng 4-6 kg
Nếu mẹ nhẹ cân (BMI <18,5): Mức tăng cân nên bằng khoảng 25% trọng lượng trước khi mang thai, thường là 12,7-18,3 kg.
Nếu mẹ bị thừa cân trước khi mang thai (BMI từ 25 trở lên): Mức tăng cân lý tưởng là 15% so với cân nặng trước khi mang thai, thường là 7-11,3kg.
Nếu mẹ mang song thai: Tăng cân hợp lý khoảng 16-20,5kg.