Mỡ trắng là gì? Cách ly giải phòng ngừa bệnh hiệu quả
SLIM | Thừa cân, béo phì chính là tình trạng tích lũy năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ trắng ảnh hưởng đến vóc dáng và làm tăng nguy cơ các bệnh do béo phì: tim mạch, tiểu đường, rối loạn nội tiết, hô hấp, xương khớp, ung thư…
Để duy trì vóc dáng và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm trên, bạn cần chủ động giảm cân thông qua việc ngăn quá trình tích tụ mỡ “thủ phạm” tác nhân gây thừa cân, béo phì. Hãy cùng SLIM cùng tìm hiểu nhé!
1. Mỡ trắng là gì? (Adipose tissue)
Tên tiếng Anh là Adipose tissue, là một trong hai loại mô mỡ được phát hiện ở động vật có vú. Loại mỡ còn lại được gọi là mỡ nâu (Brown adipose tissue).
1.1. Sự tác động
Mỡ trắng chiếm tỉ lệ trung bình từ 93-97% tổng lượng mỡ cơ thể, giúp dự trữ năng lượng, cách nhiệt và là vùng đệm cơ học. Với một cơ thể lành mạnh, mỡ trắng chiếm 20% trọng lượng cơ thể nam giới, 25% trọng lượng cơ thể nữ giới.
Đứng trên quan điểm bệnh lý, tăng lượng mỡ là điều đáng quan tâm, vì người có lượng mỡ càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và tử vong càng cao.
1.2. Sự phân bố mỡ trắng
Sự phân bố trên cơ thể là do các yếu tố di truyền, giới tính, độ tuổi và sự tăng cân.
- Ở nam giới: xu hướng tích lũy mỡ chủ yếu tại vùng trên hoặc trung tâm của cơ thể như: ngực, bụng.
- Ở nữ giới: mỡ trắng thường được tích lũy tại những vùng dưới cơ thể như: eo, bụng, mông, đùi…
2. Cơ chế tích lũy mỡ trắng
Năng lượng đưa vào cơ thể qua đường ăn uống trong đó protein, đường và mỡ là 3 nhóm thứ căn sinh năng lượng cho cơ thể. Khi năng lượng đưa vào bị dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ trắng và sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, thừa cân, béo phì.
Sự hiện diện và hoạt động mạnh của thụ thể kích hoạt Peroxisome proliferator – gamma (PPARγ) là yếu tố quan trọng của quá trình tăng cân, làm hình thành và tăng trưởng mỡ, đặc biệt là xung quanh nội tạng và vùng eo, bụng, đùi…
» Xem thêm bài viết liên quan
- Chế độ ăn giảm cân tại nhà cho mẹ bỉm sữa sau sinh
- 28 thực đơn siêu giảm mỡ hiệu quả mà chị em săn lùng
- Gợi ý thực đơn giảm cân Carlories siêu hiệu quả
3. Mỡ trắng ví như “đại dịch toàn cầu”
Bệnh đang trở thành đại dịch toàn cầu với 2,1 tỷ người mắc và 3,4 triệu ca tử vong mỗi năm. Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) công bố trên tập san New England Journal of Medicine cho thấy, “mỡ trắng chiếm 93 – 97% lượng mỡ trong cơ thể”, sự gia tăng quá mức khối lượng mỡ trắng này là “thủ phạm” chính gây nên thừa cân, béo phì.
Tế bào mỡ trắng – những gã khổng lồ trong cơ thể, các nghiên cứu khoa học về chuyển hóa phát hiện ra rằng tế bào mỡ trắng chứa một hạt mỡ bên trong với 90 – 99% là a xít béo và glycerol (triglyceride) đẩy nhân tế bào lệch sang một bên. Cấu tạo tế bào mỡ trắng.
Kích thước của tế bào mỡ trắng rất lớn, dao động từ 25-200 micron. Tế bào này rất dễ tăng về kích thước và số lượng, chúng có thể tăng kích thước lên gấp 20 lần so với ban đầu.
3.1. Mỡ trắng “Kẻ giấu mặt” gây thừa cân, béo phì
Trong cơ thể người có tới 10 – 30 tỷ tế bào mỡ trắng, nếu không kiểm soát tốt, những tế bào mỡ trắng sẽ như những “quả bóng cao su” hấp thụ đầy mỡ bên trong và tiếp tục phình ra khiến cơ thể trở nên phì nhiêu.
Chính sự tăng kích thước này lý giải tại sao một người có trọng lượng 50-70 kg nhưng khi “phát phì” có thể lên tới hơn 100 kg, thậm chí là 200 – 400 kg. Bởi vậy mỡ trắng chính là thủ phạm gây thừa cân, béo phì.
3.2. “Thủ phạm” gây ra những bệnh lý nguy hiểm
Mỡ trắng cũng là thủ phạm chính gây ra rối loạn chuyển hóa glucid, protid, lipid, tình trạng đề kháng insuline, tình trạng viêm nội mạc… Khi năng lượng đưa vào qua đường ăn uống quá nhiều so với nhu cầu và không tiêu hao hết, cơ thể sẽ tích lũy năng lượng dư thừa đó dưới dạng mỡ trắng và dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Bởi vậy, mỡ trắng bị xem là “mỡ xấu” khi tích tụ quá mức. Không những thế, những người tích lũy lượng mỡ trắng quá mức sẽ có tỉ lệ bệnh tật cao hơn người bình thường, nhất là các bệnh mãn tính nguy hiểm như: tim mạch, hô hấp, tiểu đường, nội tiết, xương khớp, tiêu hóa, da, ung thư, suy giảm trí nhớ,…
3.3. Thói quen ăn uống hàng ngày
Theo các nhà khoa học, chính những thói quen hàng ngày trong ăn uống như: lạm dụng thức ăn nhanh giàu năng lượng, ăn quá nhiều chất béo, ngọt… cùng với lối sống ít vận động khiến năng lượng đưa vào cơ thể cao hơn năng lượng tiêu hao. Nguồn năng lượng dư thừa này được tích tụ dưới dạng mỡ trắng, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi và gây nên tình trạng thừa cân, béo phì cùng hàng loạt nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm kèm theo.
“Nhân tố bí ẩn” được… giải mã việc áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học phân tử trong nghiên cứu về tế bào Adipose tissue đã giúp các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của thụ thể PPARγ là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến việc hình thành và tích tụ mỡ của tế bào Adipose tissue. Khi thụ thể PPARγ hoạt động càng mạnh, tế bào mỡ trắng tạo nên nhiều hơn, làm tăng sự tích tụ mỡ; ngược lại nếu không có PPARγ thì không tạo thành tế bào Adipose tissue mới.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng phát hiện ra một loại protein có trên bề mặt của các giọt mỡ là Perilipin chính là tác nhân chính ngăn cản sự ly giải mỡ của men lipase. Các kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra phương pháp mới trong phòng ngừa và kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì , đó chính là cách thức tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của mỡ trắng hay là giảm sự tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng.
4. Kiểm soát mỡ trắng từ Belaunja và Mangastin
Từ kết quả trên, Trung tâm nghiên cứu Inter Health Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy các hoạt chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
“Chặn đứng” mỡ trắng ở cấp độ tiền tế bào Kết quả nghiên cứu lâm sàng về Belaunja và Mangastin mới đây đã được trường Đại học California – Davis Mỹ công bố cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân nặng, giảm số đo vòng eo, vòng hông và chỉ số BMI sau từ 2 tuần đến 8 tuần sử dụng và không gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, chán ăn hay ức chế thần kinh…
5. Cách xác định mỡ thừa trên cơ thể
5.1. Ngực và cánh tay
Tế bào Adipose tissue có thể tích tụ ở ngực và cánh tay do yếu tố di truyền và chỉ có thể giảm thông qua giảm cân toàn cơ thể. Do đó đầu tiên bạn phải lưu ý chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index). Bạn có thể tính chỉ số BMI của cơ thể bằng công thức BMI = Cân nặng / [(Chiều cao)^2].
Theo WHO, chỉ số BMI trên 30 là béo phì. Với người Việt Nam và châu Á – Thái Bình Dương, BMI trên 23,0 đã là thừa cân và từ 25,0 trở lên đã là béo phì, cần giảm cân ngay.
5.2. Bụng
Với phụ nữ, vòng eo lớn hơn 35 inch hay 88,9 cm được tính là béo phì. Với nam giới vòng eo 40 inch hay 101,6 cm tức là mỡ thừa tích tụ ở bụng quá nhiều.
5.3. Hông và đùi
Để biết bạn có mỡ thừa khu vực này hay không, bạn cần tính tỷ lệ eo – hông (waist-to-hip ratio), được tính bằng số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông.
Theo WHO, chỉ số WHR lý tưởng là 0,9 hoặc ít hơn đối với nam, và 0,85 hoặc ít hơn đối với nữ.
6. Áp dụng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh
Với các thành phần thảo dược quý từ thiên nhiên có trong SLIM X3 làm giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng và làm giảm kích thước tế bào mỡ. Qua đó giúp giảm kích thước mô mỡ, đặc biệt ở các vùng tích tụ nhiều mỡ như eo, bụng, đùi…
Ngoài việc sử dụng Thảo dược Giảm cân SLIM X3 hỗ trợ giảm mỡ thì người thừa cân, béo phì cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn. Đây chính là “3 nguyên tắc vàng” giúp giảm cân và kiểm soát cân nặng đạt hiệu quả cao nhất.
Bảo Châu (tổng hợp)
ỦNG HỘ VÀ THEO DÕI YOUTUBE | FANPAGE