Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể đến từ nhiều nguyên nhân và gây nên các triệu chứng khó chịu, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng để hạn chế tổn thương, giúp bệnh nhanh khỏi.
Tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis) là một dạng viêm da tiếp xúc, hoặc chàm do phản ứng của da với các vật liệu, hóa chất gây kích ứng. Bệnh này còn được gọi tắt là ACD.
Viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến hơn so với viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD) và được coi dạng nhiễm độc phổ biến nhất được tìm thấy ở người. Bản chất của dị ứng nên thể bệnh này là phản ứng quá mẫn.
Cơ chế xảy ra phản ứng viêm da khá phức tạp. Khi da tiếp xúc với những yếu tố ở bên ngoài, tế bào lympho tcd4 trong cơ thể sẽ nhận biết các yếu tố đó. Nó sẽ tiết ra cytokine và kích hoạt hệ miễn dịch gây nên tình trạng viêm da.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da có thể do tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như: hợp chất làm trang sức, các thành phần mỹ phẩm, nước hoa; nhựa cây; kim loại, xi măng, hóa chất,…
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Do đó, chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng hết sức quan trọng, đặc biệt là ở trẻ em.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng
Mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Trẻ em là đối tượng không thể tự chăm sóc mình nên cần được người lớn chăm sóc chu đáo, cẩn thận hơn.
Với người lớn có thể tự chăm sóc cho bản thân mình nên không cần nhờ đến người chăm sóc, trừ những người hợp đang mắc vấn đề về sức khỏe không thể tự chăm sóc cho bản thân mình.
Chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm da tiếp xúc dị ứng
Trẻ em là đối tượng không thể tự chăm sóc mình khi bị bệnh. Hơn nữa, da của trẻ khá nhạy cảm, khi bị viêm da, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn.
Chăm sóc, điều trị tại nhà cho trẻ
Với những bé bị viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ chăm sóc và điều trị tại nhà cho bé. Lúc này, bệnh ở mức bắt đầu khởi phát có thể việc dùng thuốc chưa cần thiết.
- Tắm nước mát cho bé
Ngay sau khi nhận biết triệu chứng trẻ bị viêm da, cha mẹ cần thực hiện công việc tắm nước mát cho bé. Việc này sẽ giúp da của bé dịu hơn, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
Việc tắm mát này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu cho vào nước tắm một giọt tinh dầu khuynh diệp. Tinh dầu sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho bé
Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cấp ẩm cho da từ đó giúp da không bị khô, hạn chế tổn thương. Không chỉ thế, nó còn giúp loại bỏ vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho làn da. Do đó, cha mẹ hãy bôi thoa kem dưỡng cho bé thường xuyên.
Khi dùng kem dưỡng ẩm, cha mẹ nên lựa chọn những dòng có thành phần vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp làm dịu da. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản sản phẩm phù hợp nhất với da của bé.
- Cho bé mặc quần áo rộng, thoáng
Hạn chế ma xát rất quan trọng, do đó cha mẹ cần lựa chọn cho bé những bộ quần áo thoáng, rộng để da không bị tổn thương. Tốt nhất cho trẻ mặc quần áo có chất liệu mềm, dễ thấm hút để hạn chế được vi khuẩn.
- Tập cho bé uống nhiều nước
Bổ sung, khuyến khích bé uống nhiều nước mỗi ngày để cấp ẩm, giúp điều hòa hoạt động hệ miễn dịch. Cha mẹ có thể bổ sung những loại nước ép từ hoa quả tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất.
Với trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc thì mẹ cần cho bú nhiều hơn. Bú sữa vừa giúp cung cấp đủ nước vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho bé.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như sữa, rau xanh, trái cây tươi.
Ngoài ra, hạn chế cho bé uống sữa bò, ăn thị bò, đậu phộng vì đó là những thực phẩm không tốt, dễ gây kích ứng da.
- Bảo vệ bé khi chơi ngoài trời
Da của bé vốn nhạy cảm, khi bị bệnh lại càng nhạy cảm hơn. Do đó, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ chơi dưới ánh nắng mặt trời vì đó là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng.
Ngoài ra, nếu ra ngoài trời, cha mẹ hãy mặc quần áo dài, đội mũ cho bé. Thoa kem chống nắng cũng là một biện pháp giúp bảo vệ tốt cho da của bé.
- Hạn chế cho bé cào gãi, chà xát
Đây là việc tương đối khó, nhưng khi bé bị ngứa, cha mẹ hãy xoa nhẹ lên da bé giúp giảm những cơn ngứa, khó chịu. Tránh để bé cào gãi, chà xát mạnh vì nó sẽ khiến vùng da tổn thương nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, việc cào gãi càng khiến da có nguy cơ nhiễm trùng khi vi khuẩn từ móng tay truyền sang. Do đó, cha mẹ hãy cắt móng tay cho trẻ, dặn các bé không được cào gãi lên da.
Sử dụng thuốc khi cần thiết
Khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng, ngoài những việc cần làm trên thì cha mẹ cũng cần cho bé dùng thuốc nếu tình trạng bệnh ở mức nặng.
Trong một số trường hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc cho bé.
- Thuốc bôi ngoài da
Một số trường hợp da tổn thương chưa đến mức nặng, bác sĩ có thể kê một số loại kem bôi như hồ nước, thuốc tím.
Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, giảm ngứa tức thời, giảm tình trạng sưng đỏ trên da. Cha mẹ cần bôi thuốc cho bé theo chỉ định của bác sĩ (ngày 2 – 3 lần) và chú ý vệ sinh vùng da bệnh cho bé trước khi bôi thuốc.
- Thuốc kháng Histamine H1
Với những người hợp bé bị ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamine H1 nhằm giảm ngứa, giảm sưng viêm và hạn chế sự lan rộng.
Nhóm thuốc này được sử dụng theo đường uống, khá an toàn với bé. Cha mẹ cần cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc giảm đau
Với một số trường hợp trẻ bị đau nhức, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giảm đau, điển hình là Paracetamol. Thuốc này mang đến công dụng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những bé từ 2 tuổi trở lên.
- Sử dụng thuốc kháng sinh
Với những bé bị tổn thương da quá nặng, dùng những loại thuốc trên không có hiệu quả, khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng kháng sinh.
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm rất nhanh. Tuy nhiên, thuốc này gây khá nhiều tác dụng phụ nên cha mẹ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi cho con dùng.
Cách chăm sóc khi người lớn bị viêm da tiếp xúc dị ứng
Đối với người lớn, việc chăm sóc bản thân khi bị viêm da tiếp xúc đa số mọi người đều có thể làm được, trừ một số trường hợp ngoại lệ do mắc các bệnh lý khác.
Khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:
- Dưỡng da, giữ ẩm
Có nhiều loại kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, hạn chế tình trạng khô da, giảm ngứa và giúp làm lành vết thương nhanh.
Do đó, người bệnh cần bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để có thể giảm các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Tắm nước mát
Cũng như với chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em, khi người lớn bị bệnh này cũng cần được tắm mát ngay để giảm ngứa, giảm viêm. Hãy ngâm mình trong nước mát tầm 15 phút mỗi ngày.
Người bệnh cần hạn chế sử dụng sữa tắm có hóa chất vì nó sẽ khiến da bị bào mòn nhanh hơn, tổn thương ngày càng nghiêm trọng.
Thay vào đó, bạn hãy dùng những loại xà phòng tắm có độ pH trung tính và không có chất tạo mùi để bảo vệ da.
- Tránh tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng
Rất nhiều yếu tố bên ngoài gây dị ứng da như lông động vật, khói bụi, hóa chất. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những yếu tố này để loại bỏ nguy cơ bị bệnh.
- Hạn chế cào gãi
Cào gãi sẽ khiến vùng da bị tổn thương xước, nguy cơ nhiễm trùng ngày càng cao. Do đó, hạn chế tối đa việc cào gãi lên da. Nếu trường hợp bị ngứa, có thể xoa nhẹ nhàng, hoặc bôi kem dưỡng ẩm, thuốc thuốc ngoài để giảm ngứa.
- Mặc quần áo rộng rãi
Khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng, bạn cần hạn chế mặc quần áo bó sát, hạn chế mặc đồ len. Ngoài ra, cần mặc những loại trang phục có chất liệu vải mềm, mát để tạo độ thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng
Ngoài những cách chăm sóc trên, khi bị viêm da tiếp xúc người bệnh còn cần chú ý đến chế độ ăn uống, thực hiện thăm khám bác sĩ định kỳ để bệnh không tái phát.
Theo đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau:
- Có chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, chế độ sinh hoạt khoa học để luôn có một sức đề kháng thật tốt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của viêm da tiếp xúc, người bệnh cần được đến bệnh viện ngay để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
- Việc dùng thuốc hay chăm sóc bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài về uống vì chẳng may uống không đúng thuốc sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn.
Có thể nói, việc chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng không đơn giản. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý quan sát đến những biểu hiện của người bệnh, không có thái độ kỳ thị, bạn sẽ có thể thực hiện được việc này rất tốt. Đó là cách duy nhất giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin và từ đó bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.