Mặt nạ giấy (sheet mask) là một sản phẩm làm đẹp quen thuộc với nhiều cô gái, thế nhưng liệu bạn đã biết về những tác hại của chúng đến môi trường sống chưa? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nhà bán lẻ Credo chính là nhãn hàng tiên phong cho việc ngừng bán mặt nạ giấy và các sản phẩm chăm sóc da dùng một lần khác như khăn tẩy trang và pad tẩy tế bào chết vào tháng 6 năm 2021. Mia Davis – giám đốc trách nhiệm Môi trường & Xã hội của Credo từng trả lời một cuộc phỏng vấn với tạp chí ELLE rằng: “Clean Beauty phải bao gồm tính bền vững, một sản phẩm liệu có an toàn cho da nếu nó không an toàn cho trái đất không? Chúng hoàn toàn có thể góp phần tạo ra ô nhiễm và làm suy giảm sức khỏe của làn da. Ví dụ, mặt nạ giấy thường được làm từ sợi gốc dầu mỏ và được đóng gói trong một gói giấy bạc không thể tái chế. Bao bì với chất liệu nhựa cũng không thể tái chế, thực sự chúng có nhiều chất thải hơn là một sản phẩm chăm sóc da. Chúng tôi nhận ra rằng việc cấm các mặt hàng này sẽ giúp loại bỏ tối đa rác thải đến từ ngành công nghiệp làm đẹp”.
Mặt nạ giấy có thật sự là rác thải theo nghĩa đen?
Susan Stevens – người sáng lập và giám đốc điều hành của Made With Respect giải thích: “thông thường các thành phần trong mặt nạ giấy không thể tái chế được và tất cả chúng đều trở thành rác”. Trải qua hàng trăm năm, những vật liệu này phân hủy thành các hạt vi nhựa. Chúng phân hủy và góp phần gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Tác động xấu đến nguồn không khí, nước, đất và cơ thể sinh vật bao gồm cả con người. Susan Stevens còn cho biết thêm: “Các thành phần hóa mỹ phẩm tổng hợp trong sheet mask có thể đi qua các nhà máy xử lý nước thải và đi ra đại dương khi chúng trôi xuống cống, làm ô nhiễm sinh vật biển và hủy hoại môi trường sống”.
Việc sản xuất các nguyên liệu cho mặt nạ giấy có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
Dianna Cohen – đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Liên minh ô nhiễm nhựa cho biết: “Nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta trước khi nó trở thành một vấn đề “nhức nhối” của môi trường. Chúng ta cần lưu ý rằng điều tương tự cũng xảy ra đối với nhiều hóa chất mỹ phẩm được sử dụng trong mặt nạ giấy, bao gồm hóa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các chất gây rối loạn nội tiết được tìm thấy trong một số công thức hương thơm tổng hợp. Khi bạn nhìn vào quy trình khai thác dầu thô được chuyển thành các monome hydrocacbo và sau đó thành nhựa. Bạn sẽ thấy rằng chúng ta không chỉ đang gây ô nhiễm môi trường, mà còn gây ô nhiễm cho công nhân làm việc trong nhà máy và cho cộng đồng dân cư sống gần đó. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất có thể thêm các chất độc hại cho sức khỏe như bisphenol và phthalates”.
Mặt nạ giấy thiên nhiên cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường:
Có thể bạn chưa biết, để sản xuất các loại mặt nạ giấy được marketing rằng “hoàn toàn làm từ thiên nhiên và thân thiện với môi trường” cũng tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên không nhỏ cho việc sản xuất. Từ thuốc trừ sâu được sử dụng để trồng bông cotton cho đến lượng nước được sử dụng cho cây trồng hay các nguyên liệu từ thực vật. Để sản xuất 0,45359237 kg bông hữu cơ cần đến 3.785 lít nước, có nghĩa là rất nhiều nước bị lãng phí trên mỗi miếng mặt nạ cotton có thời gian sử dụng vô cùng ngắn ngủi.
Còn đối với các loại mặt nạ giấy “có thể phân hủy sinh học” hoặc “có thể phân hủy” thì sao? Sự thật đáng tiếc là hầu hết người tiêu dùng đều vứt những sàn phẩm đó vào thùng rác sinh hoạt và được chuyển ra bãi rác và chắc chắn không có gì phân hủy sinh học nào xảy ra được trong một bãi rác.
Việc giảm thiểu sản xuất và sử dụng mặt nạ giấy có thể tạo ra sự khác biệt?
Giống như các “lệnh cấm” trước đây đối với ống hút, chai lọ và túi nhựa, việc giảm thiểu sử dụng mặt nạ giấy có thể báo trước một sự thay đổi trong văn hóa tiêu dùng. Tương tự như cách nhìn thấy một chai nước dùng một lần trên Instagram sẽ khiến bạn nhớ đến chất liệu nhựa và tác hại của nó đến các sinh vật biển. Ngoài ra, việc phát triển nhận thức về tác hại của mặt nạ giấy có thể sớm báo hiệu một đống rác nhỏ và hóa chất của chúng ngấm vào đất.
Tuy nhiên, các nhãn hàng có ý thức về môi trường có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng từ bỏ mặt nạ giấy:
Jeannie Jarnot – người sáng lập công ty bán lẻ mỹ phẩm xanh Beauty Heroes cho biết: “chúng tôi từ bỏ mặt nạ giấy vì nó không thể phân hủy hoàn toàn và khách hàng bắt đầu góp ý rằng họ không còn sử dụng nó nữa”. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận khách hàng sẽ phản đối việc hạn chế sử dụng mặt nạ giấy và điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhãn hàng làm đẹp theo tiêu chí xanh, dần dần giảm tác động của các brand ấy trong ngành công nghiệp làm đẹp.
Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề môi trường hiện nay? Khách hàng hay là các brand làm đẹp? Theo báo cáo của The Guardian, có hơn 100 công ty làm đẹp chịu trách nhiệm cho 71% lượng khí thải toàn cầu hiện nay. Nhưng các công ty không thể thay đổi phương án trừ khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như có sự giúp đỡ từ các cơ quan quản lý có thẩm quyền.Việc dừng sản xuất mặt nạ giấy của Credo có thể là chất xúc tác để truyền cảm hứng cho hành động bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế sử dụng sheet mask.
Avery C. Banks – blogger làm đẹp của The Boheaux giải thích: “khi tôi nhìn thấy một người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng sử dụng mặt nạ giấy, tôi sẽ suy nghĩ một cách tỉnh táo về chất thải mà họ đang tạo ra. Tôi không đánh giá hành đông đó của họ là đúng hay sai, có thể họ chỉ đơn giản là chưa nghĩ đến tác động xấu đến môi trường của chiếc mặt nạ nhỏ bé đó mà thôi”.
Hy vọng sau bài viết này các nàng đã có thể “thu thập” hơn nhiều kiến thức và góc nhìn mới của việc sử dụng mặt nạ giấy. Nếu yêu thích công dụng và sự tiện lợi của sheet mask, các nàng có thể tìm mua các loại mask được có chất vải làm từ than tre và chịu khó phân loại những sản phẩm mặt nạ giấy có thể phân hủy sinh học ở những nơi chứa rác thải phân hủy để góp phần bảo vệ môi trường nhé!
Nguồn: https://www.talkbeauty.vn/review-mask-mat-na-duong-da/tin-tuc-vi-sao-mat-na-giay-lam-mua-lam-gio-khap-chau-a-nhung-mot-so-hang-my-pham-phuong-tay-lai-khong-may-man-ma-8190.html