Tổng hợp 15 loại nước uống giảm mỡ máu thơm ngon, dễ làm ngay tại nhà

Nội dung

1. Bệnh mỡ máu là gì?

2. Các loại nước uống giúp giảm mỡ máu hiệu quả

2.1. Nước ép súp lơ xanh

2.2. Nước ép nghệ

2.3. Nước cam ép

2.4. Nước ép tảo spirulina

2.5. Nước ép măng tây

2.6. Nước ép dưa hấu

2.7. Nước ép cải bó xôi

2.8. Nước ép lựu

2.9. Nước ép cải xoăn Kale

2.10. Nước ép rau diếp cá

2.11. Nước ép táo

2.12. Nước ép từ chanh và tỏi

2.13. Nước râu ngô

2.14. Nước ép cà chua

2.15. Nước ép nho tím

3. Chế độ ăn uống dành cho người bệnh máu nhiễm mỡ

3.1. Thực phẩm người bệnh mỡ máu nên ăn

3.2. Thực phẩm nên kiêng khi bị bệnh mỡ máu

4. Viên uống Advanced Cholesterol Complex – Hỗ trợ cân bằng cholesterol, giảm mỡ máu

Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.

Bệnh mỡ máu là gì?

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:

– Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .

– LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.

– Triglyceride: < 2.2 mmol/L.

– HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Các chỉ số trên ở mức bình thường, tuy nhiên nếu các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, Triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên mà biểu hiện tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Trong khi đó, HDL – Cholesterol là một Cholesterol tốt cho sức khỏe giúp tăng đào thải LDL – Cholesterol (gây hại cho sức khỏe), khi HDL – cholesterol tăng là một dấu hiệu tốt.

Nước ép súp lơ xanh

Bông cải xanh được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là siêu thực phẩm có nhiều công dụng cho cơ thể như: Chống lão hóa, chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường.

Trong bông cải xanh có chứa một hợp chất gọi là glucoraphanin, giúp thiết lập lại quá trình chuyển hóa tế bào trong cơ thể. Khi các hệ thống năng lượng của tế bào không hoạt động tốt, các chất dư thừa còn lại tạo thành cholesterol khiến hình thành các mô mỡ, gây béo phì. Bông cải xanh chứa lượng glucoraphanin cao gấp 2,3 lần các loại rau xanh khác. Theo các chuyên gia, bông cải xanh rất tốt cho người bị bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiêu thụ 400g bông cải xanh một tuần giúp giảm đến 6% lượng cholesterol trong máu và cơ thể.

Nước ép bông cải xanh là một trong những loại nước uống giảm mỡ máu phổ biến, phù hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh.

Nguyên liệu:

– 3 bông cải xanh

– 1 cây xà lách xoăn

– 1 nhánh gừng

– 1 nhánh cần tây

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu trên thành từng khúc cho dễ xay, sau đó cho vào máy xay sinh tố, có thể thêm chút muối, và đá vào máy xay, xay đến khi nhuyễn.

Bước 2: Đổ hỗn hợp ra cốc và thưởng thức.

Công thức này sẽ có được khoảng 350ml nước ép. Nếu quá đặc người bệnh có thể thêm một loại quả nhiều nước như dưa chuột vào xay cùng để món nước ép này loãng hơn.

Nghệ là một loại gia vị vô cùng phổ biến đối với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nghệ còn có tác dụng giảm mỡ máu vô cùng hiệu quả.

Tác dụng giảm mỡ máu của nghệ đã được chứng minh từ lâu. Năm 1972 các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh được rằng hoạt chất Curcumin trong củ nghệ vàng có tác dụng chống tăng đường huyết đối với bệnh mỡ máu. Từ năm 1973 – 1992 thì các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ – Nhật chứng minh thêm được rằng curcumin còn có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, chống oxy hóa, và kháng khuẩn.

Nguyên liệu:

– 1 – 2kg nghệ vàng tươi

– 1 máy xay nghệ

– 2 ca nhựa

– Khăn xô để lọc

Cách thực hiện:

Bước 1: Củ nghệ tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ. Bước 2: Cho nghệ tươi đã thái lát vào máy xay sinh tố, cho thêm một chút nước rồi xay nhuyễn nguyên liệu. Dùng khăn xô lọc phần cốt nghệ đã xay. Lọc đi lọc lại nhiều lần đến khi nước trong thì được. Bước 3: Tiếp theo, để ca nước khoảng 5 tiếng cho phần tinh bột nghệ lắng hết xuống dưới. Sau 5 tiếng khi tinh bột nghệ đã lắng xuống thì bỏ nước, thu lấy tinh bột. Bước 4: Cho phần tinh bột nghệ thu được vào nồi đun sôi cùng với một chút nước. Đun nhỏ lửa đến khi thu được hỗn hợp tinh bột nghệ thì tắt bếp. Để nguội, cho vào lọ cất vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Trong nước cam có chứa một chất gọi là Hesperidin, đây là là một loại polyphenol có vòng flavonoid. Hesperidin có chức năng tăng cường mao mạch và được gọi là Vitamin P. Ngoài chức năng tăng cường mao mạch, hesperidin còn có nhiều tác dụng như cải thiện lưu lượng máu, giảm lượng mỡ trung tính trong máu, cải thiện mức cholesterol trong máu, chống dị ứng, cải thiện triệu chứng thấp khớp và nhiều tác dụng khác. Vì hesperidin có chức năng chống oxy hóa và tác dụng hạ huyết áp nên có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và rối loạn mạch máu não.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí “Biomedical Environmental Science” tháng 4/2008 còn chứng mình được nước cam ép giúp cải thiện mỡ máu do tăng cholesterol “tốt” HDL và giảm cholesterol “xấu” LDL.

Nguyên liệu:

– 2 quả cam loại ngon

– 30ml nước đường

– Đá viên

– Dụng cụ vắt cam, ly thủy tinh, muỗng khuấy….

Cách thực hiện:

Bước 1: Cam mua về, bạn rửa sạch, để ráo nước rồi gọt bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài. Trong vỏ cam chứa nhiều tinh dầu, nếu để tinh dầu này rơi vào sẽ làm nước ép bị đắng. Tiếp đó, bạn dùng dụng cụ vắt lấy nước ép của 2 quả cam.

Bước 2: Rót nước cam vừa ép vào ly thủy tinh, nếm thử xem nước cam đã ngọt chưa. Sau đó, bạn có thể thêm vào một ít nước đường để điều chỉnh hương vị nước cam cho vừa miệng.

Bước 3: Bạn cho đá viên vào ly nước cam, khuấy đều để tạo độ lạnh và thưởng thức nhé!

Nước ép tảo spirulina

Là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Tảo spirulina chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Ngoài ra, trong tảo còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglyceride, giúp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu.

Nguyên liệu:

– 100gr xoài (đã bỏ vỏ và hạt)

– 1 chút rau mùi

– 5gr bột tảo xoắn spirulina

– 01 quả chanh, bỏ vỏ

– 250ml nước lọc

Cách thực hiện:

Bước 1: Bỏ tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay, xay với tốc độ cao nhất cho thật nhuyễn.

Bước 2: Đổ hỗn hợp sinh tố ra ly, bỏ đá vào và thưởng thức.

Lưu ý: Đối với người lần đầu uống nước tảo xoắn, bạn có thể sử dụng với liều dùng ít để quen dần mùi vị, sau đó tăng dần lên khoảng 2 – 4g bột tảo/ngày.

Măng tây thường được chúng ta sử dụng như một món ăn đơn thuần, nhưng ít ai biết rằng trong măng tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitamin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), vitamin B1, acid folic… Măng tây còn cung cấp các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magie, canxi, sắt, kẽm…

Trong đó, Potassium (kali) và folate có nhiều trong măng tây giúp bảo vệ tim khỏe mạnh và hỗ trợ điều hòa huyết áp. Các chất cholesterol dư thừa trong máu cũng sẽ bị đào thải bởi chất xơ có trong măng tây. Chưa hết, do chứa nhiều rutin, nên măng tây còn có tác dụng giúp bảo vệ mao mạch máu và cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn.

Nguyên liệu:

– 300 gam măng tây

– 1 trái táo

– 1/2 quả chanh

– Mật ong

Cách thực hiện:

Bước 1: Măng tây bạn rửa sạch, cắt khúc ngắn. Táo rửa sạch, bổ múi nhỏ và loại bỏ hạt. Chanh vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt chanh

Bước 2: Cho măng tây + táo vào máy và ép lấy nước. Sau đó bạn cho phần nước ép này ra cốc/ly, thêm nước cốt chanh và mật ong (1-2 cafe mật ong), khuấy đều và thưởng thức.

Dưa hấu không chỉ là thực phẩm thân thiện cho người bị mỡ máu mà nó còn giúp bảo vệ tim mạch. Dưa hấu có hàm lượng vitamin C và beta-carotene cao làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Trái cây này cũng có lycopene và các chất phytochemical có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại bệnh tim.

Một nghiên cứu của Trường Đại học bang Florida đã chứng minh rằng những người được bổ sung 4.000mg L-Citrulline (một acid amin có trong dưa hấu) giảm được huyết áp ngay trong vòng 6 tuần. Acid amin này giúp cơ thể sản sinh oxit nitric, làm mạch máu giãn nở.

Nguyên liệu:

– 300gr dưa hấu

– 15ml nước cốt chanh

– 20ml nước đường hoặc mật ong

– Đá viên

Cách thực hiện:

Bước 1: Dưa hấu mua về rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi cho vào tô nhỏ.

Bước 2: Cho dưa hấu vào máy ép lấy nước cốt.

Bước 3: Rót vào ly 100ml nước ép dưa hấu, 15ml nước cốt chanh, 20ml nước đường, khuấy đều rồi thêm đá viên vào. Nước cốt chanh sẽ kích vị chua, cân bằng hương vị cho thức uống thêm ngon miệng.

Rau cải bó xôi thuộc họ rau muối, là loại rau giàu dinh dưỡng, dễ dung nạp, dùng tốt cho mọi lứa tuổi. Rau cải bó xôi còn được dùng làm thuốc (phối hợp rau với thuốc) và có thể sắc lấy nước làm thuốc đơn thuần. Trong cải bó xôi có nhiều natri, kali, canxi, photpho, magie, sulfur, mangan, kẽm, sắt, đồng…; nhiều vitamin B, C, A, B12 và protid, glucid, lipid, nước, chất xơ… Do trong rễ của cải bó xôi có chất glycosid tác dụng làm giảm mỡ cholesterol trong máu, rau cải bó xôi vị ngọt, tính mát nên cải bó xôi còn được dùng chữa tăng huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng làm sáng mắt, bổ âm huyết, chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, thanh nhiệt tiêu độc, chống chảy máu…

Nguyên liệu:

– Nước ép dứa 300 ml

– Chanh 1 quả

– Gừng 1 Lát

– Cải bó xôi 200gr

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên rửa sạch cải bó xôi, để ráo, có thể cắt khúc.

Bước 2: Cho nước ép dứa vào máy sinh tố, vắt nước cốt 1/2 trái chanh vào cùng cải bó xôi đã rửa và 1 lát gừng, bật máy xay thật nhuyễn mịn hỗn hợp khoảng 2 phút, nếu muốn lạnh có thể thêm đá vào xay cùng.

Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nước ép lựu là thức uống lý tưởng giúp giảm cholesterol và các dấu hiệu khác của bệnh tim, bao gồm cả tăng huyết áp.

Nước ép có tác dụng chống lại sự lắng đọng cholesterol trong các mạch máu. Lựu chứa các hóa chất thực vật (phytochemical) đóng vai trò là chất chống oxy hóa bảo vệ lớp nội mạc của động mạch khỏi bị tổn thương.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra loại nước ép trái cây này có hiệu quả trong việc giảm triglyceride, một loại chất béo khác được tìm thấy trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch. Uống nước ép lựu không chỉ giúp loại bỏ cholesterol LDL mà còn làm tăng cholesterol HDL “tốt”, giúp ngăn ngừa mắc bệnh tim mạch.

Nguyên liệu

– 2 quả lựu

– 1 quả chanh

– Đường kính (không bắt buộc)

Cách thực hiện:

Bước 1: Tách hạt lựu

Bước 2: Ép lựu. Sau khi tách được hạt lựu, cho phần lựu này vào máy ép, ép lấy nước. Thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng đường (tùy khẩu vị) vào cốc nước ép, khuấy đều.

Theo Tạp chí Y học Lancet của Anh, uống nước ép cải xoăn có hiệu quả trong việc làm giảm lượng đường trong máu đáng kể.

Tỷ lệ mỡ cơ thể cũng giảm đáng kể ở những người tham gia nghiên cứu, khi uống nước ép cải xoăn liên tục trong sáu tuần. Bởi trong cải xoắn có chứa các hợp chất giúp hấp thu axit mật, từ đó giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

Được biết, cứ trong 130g cải xoăn lại có 2,6g chất xơ. Chất dinh dưỡng này còn làm giảm mức glucose trong máu cực tốt ở bệnh nhân tiểu đường.

Nguyên liệu:

– Xoài chín 2 trái

– Chuối 1 trái

– Cải xoăn

– Sữa chua 1/2 hộp

– Mật ong 2 muỗng canh

Cách thực hiện:

Bước 1: Xoài gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông. Chuối bỏ vỏ, cắt khoanh khoảng 2cm. Cải xoăn bạn rửa với nước lạnh. Cắt cải xoăn theo phần gân lá để chia lá thành 2 phần, sau đó cắt nhỏ.

Bước 2: Cho xoài, chuối, cải xoăn vào máy xay sinh tố. Kế tiếp cho vào máy xay 1/2 hộp sữa chua, 2 muỗng canh mật ong.

Bước 3: Xay tất cả nguyên liệu lại với nhau đến khi hỗn hợp nhuyễn, mịn thì tắt máy.

Rau diếp cá là vị thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa để điều trị một số bệnh thường gặp như ho, sốt, bệnh trĩ,… Đặc biệt, loại rau này còn có tác dụng tốt với người đang bị mỡ máu cao.

Công dụng chữa máu nhiễm mỡ mà rau diếp cá có được là do trong thành phần của rau có chứa một lượng lớn cellulose – hoạt chất có khả năng khử mỡ và giảm cholesterol trong máu hiệu quả.

Nguyên liệu:

– Rau diếp cá

– Đường

– Nước lọc

– Đá viên

Cách thực hiện:

Bước 1: Rau diếp cá mua về nhặt lấy lá. Rửa nước nhiều lần cho sạch cát bụi rồi ngâm nước muối trong 5 phút sau đó vớt ra để ráo.

Bước 2: Cho rau vào cối xay sinh tố theo lượng tùy thích. Tùy theo bạn muốn uống lỏng hay đặc sẽ cho vào lượng nước lọc tương ứng. Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào rồi thì xay nhuyễn.

Bước 3: Cho sinh tố ra rây lọc lấy nước.

Bước 4: Đổ nước rau lại vào cối xay, cho thêm đường, đá, sữa tùy thích và xay lại lần nữa. Cuối cùng đổ ra ly và thưởng thức thôi.

Táo có hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, giúp loại bỏ toàn bộ lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể, trong đó phải kể tới cholesterol xấu. Ngoài ra, táo còn có khả năng phân hủy axit axetic giúp ngăn chặn sự dị hóa của các thành mỡ thừa trong máu gồm triglyceride và cholesterol. Nước ép táo rất ngon và thanh mát được người máu nhiễm mỡ yêu thích.​

Nguyên liệu:

– 1 quả táo

– 1 nửa quả chanh tươi.

– 1 nhánh gừng nhỏ

– 50gr đường trắng

– Đá nhỏ/đá bào xay

Cách thực hiện:

Bước 1: Nhánh gừng đem rửa sạch rồi gọt hết lớp vỏ bên ngoài đi. Chanh bỏ hạt, vắt lấy nước cốt chanh.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay cho thật nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp táo

Bước 3: Cuối cùng, bạn lọc qua rây lọc, lọc bỏ hết phần bã đi chỉ lấy lại phần nước cốt

Chanh và tỏi là hai vị thuốc tự nhiên có tác dụng làm sạch thành động mạch, giảm mỡ máu hiệu quả và rẻ tiền. Đây là bài thuốc dân gian của người Nga trong nhiều thế kỷ qua.

Một nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y khoa Isfahan (MUI) cho thấy rằng kết hợp tỏi sống và nước chanh có thể làm giảm cholesterol và huyết áp ở những người bị tăng lipid máu – một tình trạng liên quan đến nồng độ triglyceride, cholesterol và các lipid khác trong máu. Phương thuốc tự nhiên này cung cấp một giải pháp thay thế cho các loại thuốc như statin nhằm làm giảm mức cholesterol trong máu.

Nguyên liệu:

– Tỏi 4 củ

– 4 quả chanh

– 1 thìa nước cốt gừng

– 3 thìa mật ong

Cách thực hiện:

Bước 1: Xay 4 củ tỏi và 4 quả chanh rồi đổ vào trong chai thủy tinh có sẵn 3 lít nước rồi thêm 3 thìa mật ong và 1 thìa cốt gừng.

Bước 2: Đậy nắp chai lại và để trong tủ lạnh 3 ngày.

Uống hỗn hợp này ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn (mỗi ngày uống tối đa 50ml). Kiên trì sử dụng loại đồ uống này trong 40 ngày, hàm lượng cholesterol xấu trong máu sẽ giảm xuống và huyết áp duy trì ở mức ổn định. Hỗn hợp chanh và tỏi cũng giúp lưu thông máu và cải thiện chức năng não.

Trước nay nhiều người uống nước râu ngô, nhất là mùa hè vì khả năng giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể, lợi tiểu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, râu ngô còn có tác dụng giảm cholesterol, mỡ máu, giúp tránh các bệnh mạch vành, huyết áp cao.

Râu ngô cũng có nhiều vitamin như K, A, B1, B5, C… cùng dầu béo, tinh dầu, các chất vi lượng như kali, canxi nên được xem là nước uống dinh dưỡng.

Thêm vào đó, râu ngô còn chứa chất phytosterol. Phytosterol là một hormone thực vật có trong nhiều loại khác như quả hạch, hạt đậu, cám gạo, mầm lúa mì, ôliu, dừa và dầu thực vật…

Dù có liên quan đến cholesterol nhưng phytosterol trong râu ngô có khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol và giúp phòng ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cũng như giảm bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ và bệnh cao huyết áp.

Dựa trên tác dụng này nên có nhiều nghiên cứu và ứng dụng đã chiết xuất chất phytosterol trong râu ngô để chữa bệnh. Nhưng với người dân, có thể uống nước râu ngô hàng ngày để phòng bệnh.

Nguyên liệu: 100g râu ngô

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu trên nấu với 1 lít nước sạch khoảng 10 phút sau đó để nguội chắt lấy 3 chén nước râu ngô, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục 5 ngày, có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu.

Cà chua chứa nhiều chất xơ giúp phá vỡ cholesterol LDL trong cơ thể, nó cũng chứa nhiều niacin – chất có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Điều này cũng được chứng minh qua nghiên cứu được đăng trên tạp chí British Journal of Nutrition. Theo đó, 21 người tham gia nghiên cứu, mỗi ngày uống 400ml nước ép cà chua và ăn 30mg sốt cà chua đã giảm cholesterol tổng thể một cách đáng kể.

Nguyên liệu:

– Cà chua

– Chút muối hoặc đường

– Chút nước lọc nếu muốn

Cách thực hiện:

Bước 1: Ngâm cà chua trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó vớt lên để ráo. Thái nhỏ cà chua.

Bước 2: Cho miếng cà chua vào máy xay và chờ thưởng thức trong vài phút. Bạn có thể cho thêm đường hoặc muối tùy theo ý thích của bạn.

Bước 3: Sau khi xay xong, dùng dụng cụ lọc thực phẩm tiến hành lọc lấy nước và bỏ bã là đã xong một ly nước ép cà chua bổ dưỡng.

Lớp vỏ mỏng của nho chứa chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người, do đó mang lại tác dụng giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu. Ngoài ra, flavonoid trong nho tím cũng giúp cải thiện chức năng nội mô, ức chế hoạt hóa tiểu cầu, giảm hình thành máu đông từ đó giảm nguy cơ gây đột quỵ.

Nguyên liệu

– 250g nho

– 2 muỗng canh đường

– 2 muỗng canh mật ong

– 1 ít muối

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nho. Nho sau khi mua về thì nhặt ra từng trái, sau đó rửa nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và phấn bên ngoài nho, rồi để ráo.

Bước 2: Xay nhuyễn nho. Cho nho vào máy xay sinh tố cùng với 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh mật ong, một ít muối và 100ml nước lọc. Sau đó bật máy lên, xay cho các nguyên liệu hòa quyện vào và nho nhuyễn mịn thì tắt máy. Dùng rây lọc lấy phần nước ép, bỏ đi phần xác nho.

>>> Xem thêm: Người bị mỡ máu nên ăn gì?

Người bị bệnh mỡ máu cao được khuyến cáo ăn nhiều loại thực phẩm. Nên điều chỉnh năng lượng tiêu thụ để tránh thừa cân béo phì

– Chất xơ và vitamin​

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả…..Ngoài ra, người bị bệnh mỡ máu cao cũng cần tăng cường bổ sung vitamin – một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol. Một số thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: Rau xanh, giá đỗ, táo, các loại ngũ cốc nguyên hạt…

hực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: Rau xanh, giá đỗ, táo, các loại ngũ cốc nguyên hạt

– Axit béo chưa no có nhiều nối đôi

Để cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, người bệnh nên chú ý đến nhiều loại cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều axit không no. Nên ăn cá từ 2 – 3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu olive thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá để cung cấp các axit béo không no nhiều nối đôi.

– Các loại thịt trắng

Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.

– Nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, nhờ đó các chất độc hại được tăng cường loại ra khỏi cơ thể. Do đó, người bị bệnh mỡ máu cao nên chú ý uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể.

– Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, thịt đỏ, da, gan, nội tạng động vật, trứng gà…

thực phẩm giàu chất béo

– Chất béo (lipid) no

Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.

– Hạn chế ăn tối muộn

Việc ăn tối quá muộn sẽ khiến cho năng lượng nạp vào không kịp tiêu hóa, tổng hợp lại thành cholesterol tích tụ trong các mô mỡ, thành mạch… Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch.

– Đồ uống có cồn

Bệnh nhân bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, là nguyên nhân chính gây tăng triglyceride.

– Đường

Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt, để tránh quá cân béo phì, và giảm triglyceride.

– Thuốc lá

Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá có thể giúp cải thiện chỉ số cholesterol HDL, và ngăn ngừa nguy cơ tim mạch

– Muối

Nên giảm lượng muối xuống dưới 6g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp. Để phòng ngừa cách bệnh lý tim mạch thường đi kèm

Bên cạnh việc uống các loại nước giảm mỡ máu, người bị mỡ máu cao nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, đồng thời cần luyện tập thể thao hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh béo phì. Ngoài ra, người bị mỡ máu cao nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu có thành phần thảo dược tự nhiên để tránh các tác dụng phụ như thuốc Tây mang lại.​

Viên uống Advanced Cholesterol Complex

Advanced Cholesterol Complex với thành phần tổ hợp phytosterol độc quyền từ thương hiệu Olympian Labs có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể theo cơ chế chiếm chỗ, tăng cường đào thải cholesterol xấu ở mật. Cơ chế hạ mỡ máu tự nhiên của Advanced Cholesterol Complex được các chuyên gia y tế đánh giá rất cao, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu.

Ưu điểm của sản phẩm là còn đến từ thành phần chứa Red Yeast Rice (Men gạo đỏ). Trong men gạo đỏ có chứa monacolin K (một hoạt chất tương tự có trong thuốc lovastatin), nó được sử dụng như một loại Lovastatin tự nhiên trong điều trị mỡ máu cao. Men gạo đỏ được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol, lipid và triglycerides trong máu. Lượng triglycerides (chất béo bão hòa) cao làm tăng mức nguy hiểm cho tim mạch, gây đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Viên uống hạ mỡ máu Advanced Cholesterol Complex được sản xuất và kiểm định chất lượng tại Mỹ đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm do FDA quy định. Là sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng Olympian Labs, nhãn hàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu không chỉ của khách hàng Mỹ mà còn nhiều nước trên thế giới.

>>> Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY