Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

NỘI DUNG

I. Mỡ máu cao là gì?

II. Mỡ máu cao có nguy hiểm không?

III. Uống thuốc giảm mỡ máu có gây hại gì không?

1. Nhóm thuốc Stalin

2. Nhóm Niacin

3. Chất ức chế PCSK9

4. Thuốc cô lập axit mật

IV. Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu

V. Advanced Cholesterol Complex – Hỗ trợ cân bằng cholesterol, giải pháp tối ưu cho người muốn hạ mỡ máu

Mỡ máu cao là gì

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, lượng cholesterol có hại tăng trong cơ thể và giảm lượng cholesterol có lợi của cơ thể. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, điều trị mỡ máu cao sẽ hiệu quả, tình trạng bệnh sẽ sớm được cải thiện, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Theo những thống kê mới đây, máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa đặc biệt trong độ tuổi 30. Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn lipid máu, đối với dân thành thị lên đến 44.3%.

Để biết được tình trạng mỡ máu có trong ngưỡng an toàn hay không, không thể quan sát bằng mắt thường mà cần thông qua xét nghiệm máu. Những chỉ số an toàn bao gồm:

– LDL-cholesterol: < 3.3 mmol/L

– Cholesterol toàn phần: < 5.2 nmol/L

– HDL-cholesterol: > 1.3 nmol/L

– Triglyceride: < 2.2 nmol/L

Mỡ máu cao hay còn được gọi là bệnh mỡ máu, máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu. Để xác định tình trạng mỡ trong máu bình thường hay cao hơn mức cho phép, được đo và xác định bởi 4 chỉ số mỡ máu: HDL-cholesterol, triglyceride, LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần. Giai đoạn mới phát hiện, mỡ máu cao có thể chưa có biểu hiện rõ ràng và chưa gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm, mỡ máu cao sẽ gây ra hàng loạt những biến chứng nghiêm trọng mà rất nhiều người không biết có liên quan đến mỡ máu cao.

1. Đột quỵ

Mỡ máu cao có thể gây nguy hiểm

Tình trạng này xảy ra khá đột ngột, và người bệnh thường bị động, bất ngờ ập tới. Tuy nhiên, trước khi dẫn đến đột quỵ, trong cơ thể đã xảy ra việc các mạch máu đến não bị xơ vữa, hình thành cục máu đông. Các mảnh xơ vữa này bị bong ra và chặn ngang mạch máu, khiến máu bị chặn lại, không thể lưu thông, nguy hiểm hơn đó là một phần não sẽ bị chết do thiếu oxy và thiếu máu. Trường hợp này người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2. Nhồi máu cơ tim

Đây là trường hợp gặp khá nhiều ở người già, người dễ bị kích động gây nên. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu đến tim bị xơ vữa, tim không nhận đủ lượng máu cần thiết, lâu dần dẫn đến các mô tim bị tổn thương, gây nhồi máu cơ tim, đau tim, nặng nề hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

3. Xơ vữa động mạch

Biến chứng này xảy ra do LDL – cholesterol bị lắng đọng và bám vào thành động mạch, tạo ra những mảng bám. Những mảng bám này ngày càng dày và làm hẹp lòng mạch, khiến máu di chuyển đến các cơ quan quan trọng như tim, não khó khăn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Bệnh động mạch ngoại biên

Mạch máu dẫn đến các chi bị xơ vữa sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Từ đó, chân, tay của người mắc phải bị tê bì, nhất là khi chạy bộ, leo cầu thang, thậm chí đi bộ,…

Ngoài những biến chứng thường thấy ở trên, mỡ máu cao còn thầm lặng ảnh hưởng đến gan, gây gan nhiễm mỡ, hay tụy, và thận,… gây suy và viêm nếu không phát hiện sớm.

Trên thực tế, việc uống thuốc hạ mỡ máu sẽ được chỉ định đối với trường hợp người bị mỡ máu mức độ nặng, đã có biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Việc uống thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng hiệu quả, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng

phụ nguy hiểm. Thông thường, các loại thuốc điều trị mỡ máu thường làm ức chế gan sản sinh ra mỡ, từ đó hạ mỡ trong máu. Điều này có thể thể khiến mỡ tại mô, tế bào giảm theo. Đặc biệt, người dùng thuốc thường mệt mỏi, uể oải, đau đầu. Nhóm thuốc Tây y thường được sử dụng trong điều trị mỡ máu cao có thể kể đến dưới đây

Uống thuốc giảm mỡ máu gây hại gì không

Bằng cách làm chậm quá trình sản xuất cholesterol và tăng khả năng loại bỏ những cholesterol xấu, nhóm thuốc này làm giảm mức cholesterol đáng kể từ 20 đến 60%. Theo các chuyên gia, nhóm thuốc này giảm mức cholesterol xấu, cholesterol, triglyceride hiệu quả và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt hơn các nhóm thuốc khác.

Cơ chế của các thuốc này ức chế hoạt hoá men HGM-CoA-reductase làm giảm tổng hợp Cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá thụ thể LDL. Một nghiên cứu cho thấy loại thuốc này có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh mạch vành, giảm tỷ lệ bệnh mạch vành ở bệnh nhân bị tăng Lipid máu, và đặc biệt làm giảm tỷ lệ phải can thiệp lại ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành hoặc mổ cầu nối chủ vành.

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, tác dụng phụ khi sử dụng statin đáng lưu ý nhất đó là làm người bệnh “tiêu vân cơ”. Bệnh lý này khiến cho các tế bào cơ vân bị phân hủy, làm nghẽn thận dẫn đến suy thận, có thể gây tử vong. Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng nếu như mắc bệnh này đó là bắp thịt bị đau nhức, yếu cơ, co cơ, thường gặp ở cơ bắp chân, cơ lưng. Tiếp đến, nước tiểu màu đỏ đậm do thải myoglobin. Khi nhận thấy các dấu hiệu này, người dùng thuốc cần lưu ý ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Một nghiên cứu được tiến hành tại đại học Rouen (Pháp) cho biết, stalin còn có thể gây tổn thương gân, viêm gân. Nghiên cứu này cho biết, trong 4.597 bệnh nhân đã dùng statin, đã ghi nhận có đến 92 bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ nêu trên, chiếm 2%. Sau đó, tiếp tục nghiên cứu và thấy rằng, 57% của 92 bệnh nhân được ghi nhận bị tổn thương gân trong vòng một năm sau khi dùng statin.

Một số tác dụng phụ khác có thể kể đến như vấn đề liên quan đến đường ruột, tổn thương gan, và tương tác với thuốc khác.

Nhóm thuốc hạ mỡ máu này hay còn được gọi là axit nicotinic. Cũng như nhiều nhóm thuốc hạ mỡ máu khác, Niacin làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL. Tự nhiên, nhóm này có thể gây hại đến làn da, khiến da đỏ bừng, ngứa ran, kèm theo đau đầu.

Thuốc này chủ yếu được dùng ở những người trưởng thành bị cholesterol cao do di truyền. PCSK9 được khuyến cáo không nên sử dụng cho người có tiền sử quá mẫn với thuốc, bao gồm nổi mề đay, phát ban, ngứa. Một số tác dụng phụ phổ biến thường gặp liên quan đến PCSK9 là phản ứng tại chỗ tiêm, tiêu chảy, đau cơ, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về gan, cảm lạnh, bầm tím khi tiêm…

Nhóm thuốc này sẽ bám vào mật từ gan, từ đó ngăn việc hấp thụ trở lại vào máu. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng loại thuốc này đó là táo bón, đầy hơi, nặng hơn là đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, cơ,…

>> Xem thêm: TOP 10 thực phẩm chức năng giảm mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng tim mạch tốt nhất hiện nay

Thuốc hạ mỡ máu hay thuốc trị rối loạn lipid huyết có tác dụng giúp cho các chất béo (hay mỡ) có trong máu như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid quay trở lại và đạt mức giới hạn bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu

Một số nhóm thuốc hạ mỡ máu có thể kể đến như:

– Nhóm resin gắn axit mật (cholestyramin)

– Nhóm fibrat (clofibrate, fenofibrat, gemfibrozil)

– Nhóm niacin (tức vitamin PP)

Bên cạnh đó, thuốc được dùng phổ biến hiện nay chính là nhóm statin như : simvastatin (biệt dược Zocor), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), fluvastatin (Lescol), atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor).

Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu có thể hiểu đơn giản:

Đầu tiên, nhóm thuốc hạ mỡ máu sẽ ức chế cạnh tranh men khử HMG-CoA

Bởi Men khử HMG-CoA có thể coi là đầu mối để tạo ra cholesterol, việc ức chế này khiến HMG-CoA (3-hydroxy-3 metyl-glutaryl coenzym A reductase) không xúc tác phản ứng tạo ra cholesterol ở gan, từ đó sẽ làm giảm cholesterol trong máu xuống.

Tiếp theo, nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol (viết tắt LDL-c, còn gọi là cholesterol “xấu”). Với mục đích, tăng sự thoái hoá và làm giảm cholesterol “xấu” này xuống mức mong muốn. Bên cạnh đó, làm tăng lượng HDL-cholesterol (HDL-c, còn gọi là cholesterol “tốt”).

Đối với trường hợp rối loạn lipid máu nhẹ, không mắc các bệnh nền như bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu được áp dụng khi người bệnh đã thực hiện chế độ ăn kiêng, vận động mà vẫn chưa giảm lipid máu đến mức mong muốn.

Advanced Cholesterol Complex – Mang đến tác động kém vừa ngăn cản sự hấp thu cholesterol gây mỡ máu vừa giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu loại bỏ trực tiếp yếu tố nguy cơ gây suy giảm chức năng gan và thận, hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố trong máu một cách hoàn hảo nhất.

Viên uống Advanced Cholesterol Complex giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh do hàm lượng cholesterol trong máu cao gây ra như xơ vữa động mạch, tắc mạch máu, huyết áp cao, các bệnh tim mạch, đột quỵ, đồng thời làm giảm chỉ số triglyceride trong máu, giảm mỡ máu và hỗ trợ cân bằng huyết áp tự nhiên, điều hòa đường huyết. Với công thức tiên tiến là sự kết hợp hiệp đồng từ các thành phần tự nhiên như Niacin, Men gạo đỏ,… đã được chứng minh lâm sàng giúp làm giảm cholesterol xấu và triglyceride trong máu giúp giảm mỡ máu cao, điều hòa đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, não bộ, khớp và da. Đồng thời còn chứa tổ hợp độc quyền Phytosterol (Beta Sitosterol, Campesterol and Stigmasterol), có tác dụng ngăn cản sự hấp thu Cholesterol vào cơ thể theo cơ chế chiếm chỗ.

Advanced Cholesterol được sản xuất bởi Olympian Labs – thương hiệu uy tín, chất lượng hàng đầu tại Mỹ đang được đông đảo khách hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng. Các sản phẩm sản xuất theo đúng quy trình CGMP (Current Good Manufacturing Practices), đảm bảo quy trình khép kín từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, bảo quản và phân phối. Đồng thời, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Hiện sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

>> Xem chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY