Báo cáo thị trường phân phối Hóa Mỹ Phẩm 2022

(TẢI BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ CUỐI BÀI VIẾT)

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD (Theo Mintel – Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu). Đồng quan điểm, nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm 2022.

Nhưng miếng bánh thị phần ngọt ngào này không dễ dành được bởi cuộc đua khốc liệt của rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm quốc tế Hàn, Nhật, Pháp, Anh, Mỹ,… được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam.

Bài viết dựa trên số liệu Báo cáo “Vietnam cosmetics 2022” được thực hiện bởi Q&Me – Công ty dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam. Bằng cách liên tục theo dõi biến động trên thị trường phân phối, MobiWork DMS chỉ ra các định hướng giúp doanh nghiệp định hình và thiết kế các chiến lược bán hàng thực tế, hiệu quả hơn.

Tổng quan thị trường Hóa Mỹ Phẩm 2022

Tốc độ phát triển nhanh chóng thị trường làm đẹp tại Việt Nam được thúc đẩy nhờ nền tảng kinh tế và nhu cầu chăm sóc bản thân ngày càng cao của thế hệ trẻ. 95% nữ giới chăm sóc da (skin care) ít nhất một lần/ tuần và 62% trang điểm ít nhất một lần / tuần.

Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi Q&Me vào tháng 7 năm 2022, trên 353 phụ nữ từ 25 đến 45 tuổi tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

1. Khảo sát nhu cầu sử dụng mỹ phẩm

1.1. Khảo sát nhu cầu sử dụng mỹ phẩm theo độ tuổi

– Từ đến 25 – 32 tuổi

  • Tần suất sử dụng mỹ phẩm: 33% sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày; 34% trang điểm vài lần/ tuần; 5% trang điểm 1 lần/ tuần; 27% dưới 1 lần/ tuần; và chỉ 1% còn lại không bao giờ trang điểm.
  • Chi tiêu trung bình trên tháng: Khi được hỏi: Bạn thường chi bao nhiêu cho việc chăm sóc sắc đẹp mỗi tháng? kết quả thu được cho thấy, nhóm nữ giới 25-32 chi tiêu nhiều nhất cho chăm sóc sắc đẹp, trung bình 700 nghìn VND.

– Từ 33 – 39 tuổi

  • Tần suất sử dụng mỹ phẩm: 21% sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày; 28% trang điểm vài lần/ tuần; 5% trang điểm 1 lần/ tuần; 37% dưới 1 lần/ tuần; và 9% còn lại không bao giờ trang điểm.
  • Chi tiêu trung bình trên tháng cho sản phẩm làm đẹp là 610 nghìn VNĐ

– Từ 40 tuổi trở lên

  • Tần suất sử dụng mỹ phẩm: 20% sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày; 29% trang điểm vài lần/ tuần; 3% trang điểm 1 lần/ tuần; 39% dưới 1 lần/ tuần; và 9% còn lại không bao giờ trang điểm.
  • Chi tiêu trung bình trên tháng cho sản phẩm làm đẹp là 590 nghìn VNĐ

Như vậy, độ tuổi từ 25-32 là nhóm khách hàng tiềm năng nhất bởi tần suất sử dụng sản phẩm và mức độ “chịu chi” cho chăm sóc sắc đẹp đều đúng đầu.

1.2. Khảo sát nhu cầu sử dụng mỹ phẩm theo thu nhập

Vietnam cosmetics 2022

– Thu nhập dưới 20 triệu: 22% chi dưới 300K; 35% chi 300 – 500K; 18% 500 – 700K; 17% chi 700K – 1 triệu; 6% chi 1-2 triệu, 2% chi trên 2 triệu. Trung bình chi 560K/ tháng.

– Thu nhập từ 20 – 30 triệu: 8% chi dưới 300K; 35% chi 300 – 500K; 29% 500 – 700K; 15% chi 700K – 1 triệu; 9% chi 1-2 triệu, 4% chi trên 2 triệu. Trung bình chi 660K/ tháng.

– Thu nhập từ 30 triệu trở lên: 12% chi dưới 300K; 31% chi 300 – 500K; 24% 500 – 700K; 7% chi 700K – 1 triệu; 10% chi 1-2 triệu, 16% trên 2 triệu. Trung bình chi 820K/ tháng

Như vậy, người tiêu dùng có thu nhập càng cao thì càng chi mạnh tay hơn cho mỹ phẩm. Đây là 1 tín hiệu tốt cho thị trường.

2. Thương hiệu mỹ phẩm phổ biến

Mỹ phẩm ngoại chiếm ưu thế. Hầu hết các “đại gia” mỹ phẩm toàn cầu từ trung đến cao cấp như: L’Oreal, Ohui, Whoo, The Body Shop, Innisfree, The Face Shop, Naris, Shiseido, L’Occitane, Clarins, Dior, Chanel, Mac… đều đang chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm Việt.

Theo khảo sát cho thấy Innisfree, Mac, Olay là 3 nhãn hàng được ưa chuộng nhất, tiếp theo là Ponds, Ohui và The Face Shop. Sở dĩ Innisfree được ưu ái hơn cả là nhờ nhóm người tiêu dùng 25 – 35 tuổi yêu thích.

3. Các yếu tố quyết định chọn mua sản phẩm

Chất lượng, an toàn và bảng thành phần là 3 yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng quyết định chọn mua sản phẩm.

4. Top KOL lĩnh vực mỹ phẩm

Mức độ ảnh hưởng của các KOL trong lĩnh vực mỹ phẩm

  1. Hồ Ngọc Hà (18%)
  2. Minh Hằng (11%)
  3. Mỹ Tâm (10 %)
  4. Võ Hạ Linh (9%)
  5. Ninh Dương Lan Ngọc (7%)
  6. Ngọc Trinh (4%)
  7. Trinh Phạm (3%)
  8. Việt Hương (4%)
  9. Đào Bá Lộc (4%)
  10. Hari Won (3%)

Kênh phân phối mỹ phẩm

Mỹ phẩm là một thị trường đầy hấp dẫn nhưng cũng không kém phần cạnh tranh. Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 trung tâm nơi thị trường mỹ phẩm diễn ra sôi nổi nhất.

Các kênh phân phối phổ biến:

  • Cửa hàng bán lẻ độc lập (Independent stores)
  • Cửa hàng của chính thương hiệu ( Brands’ stores)
  • Nền tảng thương mại điện tử (E-commerce platform)
  • Chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & Sắc đẹp
  • Siêu thị/ Cửa hàng bách hóa

Trong đó, kênh phân phối tại chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & Sắc đẹp và cửa hàng của chính thương hiệu vẫn đang dẫn đầu về mức độ tiếp cận với người tiêu dùng.

Liền ngay sau đó là kênh phân phối E-commerce. Đặc biệt E-commerce đang có tốc độ phát triển “chóng mặt”. 44% người tiêu dùng ở nhóm 25 – 32 tuổi chọn mua sản phẩm trên kênh E-commerce.

Chiến lược dài hạn cho tất cả các thương hiệu là tối ưu hóa mọi điểm chạm với khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh cao. Bên cạnh những kênh truyền thống, các thương hiệu cần đẩy mạnh trade marketing trên kênh TMĐT, Facebook, Tiktok, Instagram,…

TẢI TRỌN BỘ VIETNAM COSMETICS REPORT 2022 TẠI ĐÂY

Đăng ký dùng thử phần mềm:

Bài viết liên quan:

  • Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới như thế nào?
  • SWOT là gì? Phân tích SWOT trên kênh phân phối như thế nào?
  • NESTLÉ MILO làm thế nào “lách qua khe cửa hẹp” để chiến thắng trên “đấu trường” sữa Việt Nam?
  • Chiến lược phân phối mới của Biti’s – Đánh thức thị trường ngủ quên
  • Tại sao các thương hiệu bánh Trung Thu luôn mở bán sớm trước nhiều tháng?
  • Câu chuyện Kinh Đô “bán mình” cho Mondelez để nuôi giấc mơ lớn và hành trình quay trở lại để cạnh tranh với chính mình