Kinh doanh dịch vụ chăm sóc da cơ bản

Kinh doanh dịch vụ chăm sóc da cơ bản. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề Spa. Điều kiện mở dịch vụ Spa.

Tóm tắt câu hỏi:

Mình đang chuẩn bị mở tiệm chăm sóc da cơ bản (làm sạch và massage mặt nhẹ) vậy mình cần đăng ký giấy tờ gì? Và cách thực hiện như thế nào? Cảm ơn luật sư rất nhiều.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.

– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Thông tư 11/2001/TT-BYT.

2. Giải quyết vấn đề

Xem thêm: Không nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính xử lý như thế nào?

Theo như ban trình bày, bạn muốn mở tiệm chăm sóc da cơ bản (làm sạch và massage mặt nhẹ). Trước tiên bạn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 gồm: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Bạn tham khảo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP để biết rõ về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Dịch vụ chăm sóc da là ngành nghề đầu kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do đó sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP:

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gồm:

-.Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

kinh-doanh-dich-vu-cham-soc-da-co-ban

>>> Luật sư tư vấn kinh doanh dịch vụ chăm sóc da cơ bản: 1900.6568

– Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

Xem thêm: Có được kinh doanh tại nơi đăng ký tạm trú

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:

+ Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh

+ Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh

+ Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;

– Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan công an cấp tỉnh nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh.

Ngoài ra, đối với ngành nghề kinh doanh chăm sóc da cơ bản (làm sạch và massage mặt nhẹ) phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Thông tư 11/2001/TT-BYT.