Muốn kinh doanh mỹ phẩm hốt bạc đừng quên 10 lưu ý này

Bạn đang có ý định mở 1 shop mỹ phẩm nhỏ nhưng chưa có kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm? Đọc ngay bài viết dưới đây để trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ thành công nhé!

Cuộc sống hiện đại kéo theo nhu cầu được đẹp của con người ngày càng tăng cao. Bất kể cuộc sống khá giả hay túng thiếu thì trong phòng ngủ của chị em lúc nào cũng có vài ba loại mỹ phẩm khác nhau, phục vụ cho sắc đẹp và quyền được làm đẹp của người phụ nữ.

Khi mỹ phẩm trở thành một món đồ thiết yếu, thì cơ hội kinh doanh mỹ phẩm sẽ càng rộng mở cho các bạn đang có ước mơ khởi nghiệp làm giàu. Tuy nhiên, để kinh doanh mỹ phẩm thành công bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ, và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, phù hợp cho cả các bạn đang bán mỹ phẩm online hay mở cửa hàng mỹ phẩm nhỏ.

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới.

Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Tùy theo quy mô cửa hàng, số lượng hàng hóa, chất lượng và xuất xứ thương hiệu,… mà số tiền đầu tư kinh doanh của bạn sẽ dao động theo. Nếu bạn có số vốn lớn và muốn đầu tư kỹ lưỡng trang thiết bị, trang trí cửa hàng, xây dựng và phát triển website đến việc nhập nguồn mỹ phẩm cao cấp thì số tiền bạn phải cầm chắc trong tay ít nhất là khoảng 100-200 triệu đồng. Khi kinh doanh mỹ phẩm bạn sẽ đầu tư vốn cho một số thứ sau:

Chi phí nhập hàng mỹ phẩm: Kinh doanh mỹ phẩm cần số vốn ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào sản phẩm bạn muốn kinh doanh thuộc thương hiệu nào. Ban đầu khi ít vốn nên nhập ít hàng nhưng cần đa dạng chủng loại.

kinh doanh mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới

Các loại chi phí khác sẽ chiếm số vốn không quá lớn. Cụ thể, vốn thuê mặt bằng kinh doanh khoảng 7-15 triệu/tháng nếu bạn muốn thuê một cửa hàng có diện tích khoảng 30-40m2. Tùy theo từng địa điểm mà sẽ có những mức giá khác nhau.

Các đồ vật trang trí trong cửa hàng như quầy, kệ, tủ trưng bày là rất cần thiết. Vì sản phẩm là mỹ phẩm nên bạn cần có tủ trưng là tủ kính trong suốt. Các kệ quầy cũng được làm bằng kính tạo không gian thoáng đãng, nổi bật mỹ phẩm trong cửa hàng.

Nguồn vốn dự trù cho những tháng kế tiếp khi kinh doanh. Bạn cần biết rằng, kinh doanh lúc đầu sẽ chưa thể thu hồi lại vốn. Và có thể sẽ chịu lỗ trong những tháng tiếp theo. Vì vậy, nguồn vốn dự trù để duy trì hoạt động cần được kiểm soát cho tới khi kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, nếu bạn có số vốn eo hẹp thì kinh doanh mỹ phẩm online sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Chỉ cần bỏ ra chi phí khoảng 2 triệu/năm để thiết kế website bán hàng, kết hợp bán trên Facebook và chạy quảng cáo. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online bạn có thể xem chi tiết tại bài viết Làm thế nào để bán mỹ phẩm trên mạng?

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ thành công

Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là ý tưởng kinh doanh hot trong vài năm gần đây. Với các bạn mới bắt đầu, sau khi đã chuẩn bị vốn để mở shop bán mỹ phẩm, bạn cần lưu ý 1 số kinh nghiệm sau đây để kinh doanh mỹ phẩm thành công.

1. Uy tín hàng đầu cho kinh doanh mỹ phẩm

Khác với các sản phẩm làm đẹp như thời trang, sử dụng mỹ phẩm liên quan trực tiếp tới an toàn sức khỏe của người sử dụng. Vì thế các sản phẩm về mỹ phẩm luôn cần thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, và sự chấp nhận từ phía người tiêu dùng.

Chính vì vậy uy tín của cửa hàng mỹ phẩm là yếu tố rất quan trọng. Khách hàng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để họ được đẹp hơn với các loại mỹ phẩm thật sự tốt. Hiện nay trên thị trường khi ngày càng có nhiều các loại sản phẩm chất lượng thấp gây phản ứng phụ ảnh hưởng tới sắc đẹp, khiến người tiêu dùng hoang mang hơn và cẩn thận hơn.

Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho việc thu hút khách hàng là tạo dựng uy tín. Bạn phải cho họ lòng tin rằng sản phẩm của bạn thật sự tốt, đã có nhiều người sử dụng và có được kết quả như mong đợi. Khi đã có uy tín, khách hàng sẽ tự tìm đến bạn dễ dàng hơn.

Đây là điều cần thiết cả bất cứ người kinh doanh mỹ phẩm nào khi bắt đầu đều phải nhớ. Mỹ phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng và chính bạn sẽ đảm bảo chất lượng cho chính sản phẩm bạn đang bán.

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới.

2. Có kiến thức và chứng chỉ hành nghề

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm từ nhiều người cho thấy, trước khi bắt đầu mở một cửa hàng mỹ phẩm, bạn nên nghiên cứu một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng các kiến thức liên quan đến da, chăm sóc da, các thành phần của mỹ phẩm.

Điều này rất quan trọng vì mỹ phẩm liên quan trực tiếp đến nhan sắc cũng như sức khỏe của chị em phụ nữ. Mỗi một khách hàng lại có một loại da khác nhau phù hợp với những loại mỹ phẩm khác nhau.

Ví dụ nếu khách hàng thuộc loại da nhạy cảm, không thích hợp với các loại sản phẩm chứa các chất gây kích thích da.

Khi bạn có kiến thức liên quan đến da thì trong quá trình tư vấn bạn sẽ đưa ra được những lời khuyên thật sự hữu ích dành cho khách hàng để chắc chắn rằng họ cảm thấy tin tưởng và mua sản phẩm của bạn.

Tham gia một khóa học bài bản về da và chăm sóc da là bước đầu tiên giúp bạn nắm chắc kiến thức. Bạn phải nắm rất rõ về các loại mỹ phẩm như dưỡng da ban đêm, dưỡng da ban ngày, loại hoạt chất nào có lợi cho da, loại sữa rửa mặt nào phù hợp với người da dầu hay loại nước hoa nào thích hợp với người có cá tính mạnh mẽ,… thì khi khách hàng hỏi bạn mới có thể tư vấn được.

Kết thúc khóa học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ trong nghề tư vấn chăm sóc da.

Ngoài ra bạn cũng phải nghiên cứu kỹ về các dòng mỹ phẩm dành cho nam giới, trẻ em, người lớn tuổi…để tư vấn cho khách hàng vì có nhiều người đi mua mỹ phẩm về tặng bạn, tặng mẹ…họ thường bối rối không biết chọn loại nào cho phù hợp.

3. Khảo sát thị trường trước khi mở shop kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh ngành nào cũng bắt đầu từ câu hỏi “Khách hàng tôi sẽ phục vụ là người như thế nào?”. Bạn nên định hình một phần nào đó cho dù chưa chính xác. Nếu bạn mô tả càng cụ thể, chi tiết về “chân dung” của họ bao nhiêu, bạn càng thành công bấy nhiêu.

Đây là cách bạn có thể áp dụng để làm rõ thêm khách hàng của mình trong các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm. Từ đó, chủ shop sẽ lựa chọn xem, mình nên kinh doanh mỹ phẩm Nhật, mỹ phẩm Hàn Quốc hay mỹ phẩm Nga.

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới.

4. Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh mỹ phẩm

Nếu cửa hàng bạn có đối thủ cạnh tranh, bằng cách nào đó, bạn cần tìm hiểu những đối thủ đó, xem họ ưu điểm nào, nhược điểm nào. Sau đó bạn cố gắng làm cho cửa hàng bạn có những ưu điểm đó và khắc phục những nhược điểm của họ.

Cái này là tùy theo hoàn cảnh và nguồn tài chính của bạn. Điều đặc biệt, bạn cũng cần có một sắc thái riêng cho cửa hàng – điều này sẽ làm cho cửa hàng bạn khác với những cửa hàng khác. Mọi người sẽ chú ý.

5. Lựa chọn địa điểm đẹp để mở shop mỹ phẩm

Việc lựa chọn địa điểm luôn là yếu tố vô cùng quan trọng được đề cập đến trong các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm. Khách hàng mua mỹ phẩm không bó hẹp trong bất kỳ đối tượng nào. Với nhu cầu không chỉ làm đẹp mà còn là chăm sóc da, khách hàng của những cửa hàng mỹ phẩm có thể là học sinh, sinh viên, người đi làm và cả các bà, các mẹ hay cánh mày râu.

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới.

Vì vậy, bạn nên chọn địa điểm shop mỹ phẩm ở mặt phố, chân toà chung cư, khu văn phòng, các nơi tập trung đông dân cư,… để tiếp cận nhanh nhất với khách hàng.

6. Xác định quy mô cửa hàng mỹ phẩm của bạn

Xác định quy mô cửa hàng, ước lượng số tiền đầu tư ban đầu thì quy mô cửa hàng cũng từa tựa như vậy. Nơi thuê cửa hàng nên phù hợp với quy mô của mình. Tính toán cho kỹ, đừng để quy mô nhỏ mà cửa lại to đùng, nhìn rất loãng và trống vắng.

Sau khi mở cửa hàng, đừng quên học cách quản lý cửa hàng mỹ phẩm. 1 người quản lý tốt sẽ quản lý được nhân viên, kiểm soát được hàng hóa và tình hình kinh doanh, lãi lỗ hàng ngày của cửa hàng. Bạn hãy đọc và nắm ngay những bí kíp quản lý cửa một chủ cửa hàng mỹ phẩm giỏi ở bài viết sau nhé.

7. Chủ động xây dựng kế hoạch tiếp thị cửa hàng mỹ phẩm

Do cửa hàng mới mở nên chủ shop cần chú trọng việc quảng cáo. Nhiều hình thức có thể áp dụng như: phát tờ rơi, giới thiệu qua các mối quan hệ người thân, bạn bè. Bạn nên tìm nhiều cách và chịu khó tiếp thị cho cửa hàng mình để mọi người biết đến.

Cửa hàng mới mở, không nên im lìm ngồi chờ khách vãng lai, mà phải chủ động tìm tới khách hàng. Ngoài ra, bạn cần thu hút thêm khách hàng mới bằng chiến dịch hậu mãi, giảm giá .

8. Thường xuyên chạy các chương trình kích thích mua hàng

Tâm lý chung của người tiêu dùng là rất thích thú với các chương trình khuyến mãi, giảm giá, và khách hàng của lĩnh vực mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. Do đó, cần thiết triển khai và thay đổi thường xuyên các chương trình kích thích mua hàng sẽ đem đến sự tò mò và khuyến khích khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn.

Các chương trình thường được triển khai như là tặng thẻ mua hàng miễn phí, công cụ thanh toán dễ dàng, ưu đãi dùng thử, chính sách đổi trả,… chỉ trong tích tắc, khách hàng sẽ kéo đến và mua hàng cho bạn.

9. Trở thành một beauty blogger

Ngày càng có nhiều bạn trẻ đến với kinh doanh mỹ phẩm qua những beauty blogger. Việc thông hiểu sản phẩm, và trình bày nó một cách lô-gic dễ hiểu qua video, clip ngắn sẽ giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn với mỹ phẩm của bạn.

Nếu bạn có duyên ăn nói 1 chút thì có thể thử sức trở thành 1 beauty blogger, vừa có thể đưa ra các tư vấn cũng như review sản phẩm chi tiết, vừa bán hàng luôn. Nếu như bạn không tự tin lắm thì có thể kết nối với các beauty blogger sử dụng sản phẩm của shop mình trong các video của họ. Đây cũng là 1 cách tiếp thị sản phẩm rất hiệu quả.

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Trở thành beauty blogger cũng là 1 cách hiệu quả để quảng bá shop kinh doanh mỹ phẩm.

10. Cung cấp các sản phẩm theo mùa

Với mỗi mùa nhất định sẽ có các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì thời tiết khác nhau sẽ tác động lên da với nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn cung cấp các sản phẩm theo đúng như cầu họ đang mắc phải, ví dụ như mùa đông việc sử dụng các loại son lì khiến môi nhanh khô. Bạn có thể tìm kiếm các loại sản phẩm chứa chất dưỡng ẩm. Hay mùa hè thiên về các sản phẩm chống nắng trắng da.

Đây là những điều nhỏ nhặt nhất có thể bạn đã biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng điều đấy. Vì theo tâm lý chung các loại mỹ phẩm sử dụng được 4 mùa.

Nếu bạn cung cấp hiệu quả với những lời mời, lời chào hàng đánh trúng tâm lý của họ bạn vẫn có ưu thế hơn nhiều các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm khác. Điều này nằm ở cách quản lý cửa hàng mỹ phẩm của mỗi người.

11. Giữ chân khách hàng cũ thông qua cửa hàng offline

Kinh doanh online là một chiến lược hiệu quả, tuy nhiên, về lâu dài, để kiểm soát mức độ nhận diện thương hiệu và trải nghiệm khách hàng tốt hơn, kinh doanh mỹ phẩm online nên kết hợp với cách bán hàng truyền thống – tức là mở cửa hàng.

Nếu như bán hàng trên website có thể tìm kiếm thêm cho bạn khách hàng đến từ những khu vực địa lý khác nhau thì cửa hàng chính là nơi giữ chân khách hàng cũ và tạo nên hệ thống khách hàng trung thành một cách đơn giản nhất.

đối tượng khách hàng của mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới.

Hãy thử tưởng tượng xem, khách hàng sẽ lựa chọn mua hàng ở đâu khi so sánh giữa một cửa hàng offline gần nhà và website bán hàng ở xa hàng chục cây số? Trong khi giá cả như nhau, còn chất lượng sản phẩm, chắc hẳn sẽ đảm bảo hơn khi được cầm tay, đánh giá và xem xét sản phẩm một cách trực quan nhất.

Không những thế, việc mở cửa hàng cũng sẽ thúc đẩy mua hàng trực tuyến tăng doanh số, bởi có cửa hàng sẽ tạo dựng được niềm tin, do đó, khách hàng đương nhiên an tâm hơn khi đặt hàng qua website của cùng một thương hiệu.

Thật khó để tạo sự trung thành của khách hàng thông qua các kênh trực tuyến, nhưng điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu như có một cửa hàng trực tiếp ở ngoài.

12. Trang trí cửa hàng mỹ phẩm đẹp giúp gia tăng giá trị và sự khám phá

Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm hiện nay bị gò bó trong 1 cách trang trí cửa hàng chung, bạn có thể thấy sự giống nhau giữa các cửa hàng. Điều này có thể gây nhàm chán cho khách hàng.

Có nhiều cách thức trang trí đẹp mắt và đơn giản, không chỉ tạo nên tính khác biệt cho các sản phẩm bạn đang bán, mà còn là cách khiến khách hàng nhớ đến cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm của bạn. Không gian luôn cho chúng ta sự trải nghiệm khác biệt hơn với cùng một sản phẩm.

Gia tăng giá trị bằng các chương trình chăm sóc khách hàng. Có thể là các bộ quà tặng hay hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng cho các sản phẩm làm đẹp để tăng hiệu quả sử dụng.

phương pháp thu hút khách hàng mua mỹ phẩm

Trang trí cửa hàng mỹ phẩm đẹp giúp thu hút khách hàng.

13. Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Nếu sản phẩm của bạn không có gì khác biệt với đối thủ mà khâu chăm sóc khách hàng còn kém nữa thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ không bao giờ quay lại cửa hàng lần thứ 2. Muốn khách hàng trung thành với bạn, nên có một quy trình cụ thể để đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hơn.

Chẳng hạn phải có sự phân công rõ ràng các khâu như tiếp đón, tư vấn, xử lý và quản lý thông tin khách hàng, giải quyết phản hồi từ khách hàng và các chương trình khuyến mãi…

Thái độ phục vụ cũng là một phần để tạo nên uy tín cho cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, và quyết định lần đến tiếp theo của khách hàng. Với những nhân viên có “duyên” hay thái độ phục vụ tốt có thể khiến chính khách hàng của mình quảng bá sản phẩm thông qua truyền miệng.

Đừng mải chăm sóc khách hàng bên ngoài mà quên chăm sóc với nhân viên của mình. Nhân viên là những loa phát thanh tuyệt vời nhất giúp sản phẩm của bạn đi xa hơn. Vì vậy hãy đào tạo họ một cách nghiêm túc và trả cho họ mức lương ứng đáng. Có như vậy, bạn mới có thể giữ được lòng trung thành và sự tin cậy từ phía nhân viên bán hàng.

Một số loại mỹ phẩm thường gây dị ứng cho khách hàng do đó nhân viên cần xử lý tốt những tình huống như vậy để không làm mất uy tín cửa hàng. Ví dụ có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng một loại mỹ phẩm khác để chống dị ứng, hay liên hệ một số trung tâm, bệnh viện… để được chẩn đoán phù hợp.

Xem thêm: Bật mí 4 bí quyết chăm sóc khách hàng trong kinh doanh mỹ phẩm

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ cho các bạn mới.

14. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng, doanh thu hiệu quả

Chăm sóc khách hàng tốt vừa làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, vừa dễ dàng thu thập và quản lý thông tin về khách hàng. Bạn nên thống kê lại tất cả những khách hàng đã lui tới cửa hàng của bạn.

Từ những số liệu bạn thu được có thể xem đối tượng nào mua hàng nhiều nhất, ít nhất. Tìm hiểu vì sao lại như thế? Từ đó, bạn sẽ có được kế hoạch phát triển cho cửa hàng đối với những đối tượng đó.

Bên cạnh đó, việc quản lý tài chính cần rõ ràng, phải biết ngày hôm nay mình làm được bao nhiêu tiền, lời lãi bao nhiêu. Tính toán chi phí bỏ ra hàng ngày, hàng tháng như: tiền ăn, điện, nước, mỹ phẩm, chi phí ngoài ý muốn.

Đặc biệt bạn cần kiểm soát hàng tồn kho, công nợ một cách nhanh chóng, tức thời… Tốt nhất, để quản lý hiệu quả thì bạn nên trang bị phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ công việc quản lý kinh doanh của mình.

Sapo POS là phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay dành cho các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nói chung và kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm nói riêng. Phần mềm giúp bạn có thể tính tiền nhanh bằng cách quét mã vạch trên sản phẩm và in hóa đơn bán hàng.

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Sapo POS là phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất giúp bạn quản lý shop mỹ phẩm hiệu quả.

Phần mềm Sapo POS giúp bạn nắm rõ số lượng tồn kho của từng sản phẩm có trong cửa hàng, thu thập và quản lý thông tin khách hàng để có chính sách ưu đãi, tích điểm cho các khách hàng thân thiết.

Đặc biệt, doanh thu, lãi lỗ cũng được tính toán tự động theo các khoản thu chi của cửa hàng, bạn không cần hiểu biết về công nghệ hay thông thạo các hàm tính excel cũng có thể dễ dàng nắm rõ tình hình kinh doanh của cửa hàng.

Nếu còn băn khoăn về các tính năng của Sapo POS, bạn có thể đăng ký ngay tại đây để nhận 7 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí để trải nghiệm toàn bộ các tính năng hữu ích đang có trên Sapo và kiểm tra hiệu quả thực sự với việc kinh doanh của bạn nhé!