5 nguyên tắc giảm mỡ bụng ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì của trẻ toàn bộ cơ thể đều thay đổi từ xương, cơ, sinh sản, da, tóc…Những thay đổi về thể chất trong tuổi dậy thì giúp tăng chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, tuổi dậy thì cũng dễ đưa trẻ tới xu hướng béo phì tuổi dậy thì, đây hiện là nỗi lo chung của không ít bậc phụ huynh.

Theo bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Ái – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Minh Anh, TP.HCM, mỡ bụng có thể là mỡ nội tạng và mỡ da. Ở trẻ dậy thì đa phần là mỡ dưới da. Đây là lớp mỡ bướng bỉnh, khó trị nhất.

Theo BS Ái, ở tuổi dậy thì trẻ có thể bị tăng cân. Hiện nay theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ngày càng tăng. Trẻ béo phì cũng có vòng bụng to như người lớn.

Nguyên nhân là do hiện nay trẻ chủ yếu là đi học và về nhà chơi điện tử. Lối sống thụ động như ngồi nhiều, duy trì cuộc sống ít vận động, thói quen ăn uống không hợp lý, do nội tiết tố (hormone estrogen, progesterone, testosterone) khiến vòng bụng to ra.

Ngoài ra, một số trường hợp là do di truyền, do dư thừa năng lượng, lượng calo nạp vào cao hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể…

Để giảm mỡ bụng ở tuổi dậy thì, BS Thúy Ái cho biết bạn cần nắm vững 5 nguyên tắc. Tốt nhất cha mẹ nên cùng giảm mỡ bụng với con (nếu cha mẹ đều có vòng bụng to) để hiệu quả hơn.

Thứ nhất, không nên ăn vặt lúc nửa đêm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn uống theo nhịp sinh học và nhịp cơ thể tự nhiên, nên giúp con người khỏe mạnh, hạn chế tích mỡ bụng nhờ một phản ứng nội tiết tố liên quan đến insulin, hoạt động tốt hơn trong việc loại bỏ glucose khỏi máu.

Ngược lại, nếu ăn uống thiếu khoa học, nạp calo nhiều vào cuối ngày, không chỉ tăng cân mà còn làm tăng béo bụng, vì vậy ngừng ngay ăn vặt sau bữa tối.

{keywords} Ảnh minh họa.

Thứ hai, tính toán cẩn thận lượng carb

Mặc dù chất béo trong chế độ ăn uống được xem là tồi tệ, nhưng carbohydrate cũng là thủ phạm không kém phần nặng ký khiến vòng eo ngày càng phát phì. Nhiều người cho rằng chỉ cần tránh xa mỡ là không béo nhưng tiêu thụ quá nhiều carbohydrate và thực phẩm chế biến sẵn cũng là những nguyên nhân chính gây tích tụ mỡ bụng. BS Thúy Ái cho biết nên hạn chế tiêu thụ các loại carb đơn như nước ép trái cây và bánh quy. Thay vào đó, hãy dùng carbohydrate giàu chất xơ như rau, đậu, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Nên đặt mục tiêu ăn ít nhất 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày là hợp lý. Thứ ba, tập luyện thể thao

Tập thể dục là một thành phần quan trọng của quá trình giảm cân, đặc biệt là giảm mỡ bụng. Sự kết hợp giữa tập luyện sức bền và hoạt động aerobic sẽ mang lại cho trẻ tuổi dậy thì nhiều lợi ích nhất.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 150 phút hoạt động cường độ vừa phải như đi bộ nhanh và đạp xe nhẹ nhàng hoặc 75 phút hoạt động mạnh (như chạy và chơi bóng rổ) một tuần, cùng với ít nhất hai ngày hoạt động tăng cường cơ bắp sẽ giúp giảm đáng kể mỡ bụng và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Thứ tư, tăng cường thực đơn protein nạc

Các thực phẩm giàu protein gồm protein nạc (thịt cá nạc…) trong khẩu phần ăn hàng ngày. BS Thúy Ái cho biết trẻ cần tiêu thụ ít nhất 20 đến 30 gam protein trong mỗi bữa ăn và 10 gam protein cho mỗi bữa ăn nhẹ. Khi cơ thể đủ protein không còn “háo” carbohydrate tinh chế như khoai tây chiên, bánh quy, cake, kẹo hoặc thực phẩm có chất béo chuyển hóa như bánh ngọt.

Thứ năm, ưu tiên giấc ngủ đủ thời lượng và chất lượng

Giấc ngủ rất quan trọng. Nếu ngủ không đủ có thể gây hệ lụy tăng mỡ bụng. Ngủ tốt, cả thời gian, chất lượng sẽ làm giảm căng thẳng, và giúp giảm béo chung, trong đó có giảm mỡ nội tạng.

Phương Thúy