GÓI KHÁM BỆNH TẠI NHÀ

Viêm da tiếp xúc dị ứng là loại hình dị ứng mỹ phẩm phổ biến nhất trong các loại hình dị ứng mỹ phẩm, bệnh gây ra chủ yếu bởi các chất tạo mùi hương và chất bảo quản có trong mỹ phẩm. Bạn có biết trung bình mỗi ngày một người phụ nữ dùng tới bảy loại mỹ phẩm? Một nghiên cứu ở Anh chỉ ra tỉ lệ bị dị ứng mỹ phẩm hàng năm ở nữ giới là 23% và ở nam giới là 13,8%. Thực tế con số này có thể còn cao hơn nhiều do những trường hợp nhẹ thường tự điều trị ở nhà. Trong đó các thành phần mỹ phẩm được liệt kê gây dị ứng nhiều nhất bao gồm sơn móng tay, hóa chất làm móng, thuốc nhuộm tóc, các loại chất khử mùi và nước hoa.

Vùng da bị dị ứng mỹ phẩm. Ảnh minh họa

1. Các tác nhân gây dị ứng trong mỹ phẩm a. Chất tạo mùi hương Là thành phần gây dị ứng chính, chiếm 30 – 45% các tác nhân trong mỹ phẩm gây dị ứng. Mùi thơm càng đậm đặc thì nguy cơ gây kích ứng, dị ứng càng tăng; chất tạo mùi hương có nhiều trong các loại dung dịch vệ sinh, kem dưỡng da sau khi cạo râu và chất khử mùi, … Một số hoạt chất tạo mùi hương hay có trong các loại mỹ phẩm gồm: amyl cinnamal, cinnamal, cinnamyl alcohol, hydroxycitronellal, eugenol, isoeugenol, geraniol và chiết xuất Evernia sninastri, hydroxyisohexyl 3-cyclohexene carboxaldehyde (Lyral), farnesol, citral, citronellol và alfa-hexyl cinnamaldehyde. Trong đó atranol và chloratranol đã được xác định là những chất gây dị ứng mạnh nhất. b. Chất bảo quản Chất bảo quản là chất gây dị ứng mỹ phẩm rất nhiều trong các sản phẩm gốc nước như sữa rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da và trang điểm. Đặc biệt methyldibromoglutaronitrile – được sử dụng trong hỗn hợp với phenoxy-etanol, hay được gọi là Euxyl K400 – đã trở thành một chất gây dị ứng mỹ phẩm quan trọng. Hỗn hợp methyl- và methylchloro-isothiazolinone được sử dụng phổ biến trong những năm 1980 và trở thành nguyên nhân thường xuyên gây ra dị ứng do tiếp xúc, hiện vẫn được tìm thấy trong một số sản phẩm còn sót lại trên thị trường như kem dưỡng ẩm, giấy vệ sinh (khăn ướt) dành cho trẻ em. Chúng là nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng hàng đầu. c. Chất chống oxy hóa Một số chất chống oxy hóa được sử dụng trong các sản phẩm kem chống nắng và trong các sản phẩm dưỡng ẩm để ngăn ngừa lão hóa, nhưng hiếm khi gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Ví dụ như vitamine E, retinol palmitate, axit ascorbic (vitamin C) và gần đây là Idebenone hoặc hydroxydecyl ubiquinone (một chất tương tự tổng hợp của Coenzyme Q10 (CoQ10). Các chất gây dị ứng khác trong các sản phẩm làm tóc là chất tẩy trắng (persulfat, cũng là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng tức thì), thuốc tạo nếp sóng (chủ yếu là glyceryl mono-thioglycolat có thể gây nhạy cảm chéo với amoni-thioglycolat) và đôi khi là các thành phần dầu gội đầu. Trong mỹ phẩm làm móng , tosylamide/formaldehyde là chất gây dị ứng kinh điển và là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do sơn móng tay. Hay với kem chống nắng ngày càng được sử dụng rộng rãi, các hoạt chat trong kem chống nắng có thể là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng và quang dị ứng ví dụ như benzophenones có thể gây ra mày đay tiếp xúc d. Tá dược, chất nhũ hóa, chất hoạt động bề mặt và chất giữ ẩm Rượu etylen, propylene glycol, dicaprylyl maleate, isononyl isononanoat, triglixerit photphat và chất giữ ẩm butylen glycol và pentylen glycol có công dụng làm dung môi, chất giữ ẩm và kháng khuẩn được coi là dễ gây kích ứng và dị ứng. Ngoài ra còn phải kể đến các chất đồng trùng hợp metoxy PEG-17 và PEG-22/dodecyl glycol (rượu oxyl hóa và polyme tổng hợp được sử dụng làm chất ổn định nhũ tương, chất tạo huyền phù và tăng độ nhớt e. Các thành phần tự nhiên Các chất chiết xuất từ thực vật và thảo dược đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây và có thể làm phát sinh các vấn đề viêm da tiếp xúc. Các thành phần có nguồn gốc từ protein thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là trong các sản phẩm điều trị da khô ở đối tượng viêm da cơ địa xong lại gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng ví dụ như bột yến mạch, lúa mì thủy phân hoặc chiết xuất đậu nành 2. Các loại hình dị ứng mỹ phẩm Mày đay tiếp xúc Xuất hiện ngay lập tức, trong vòng 5 đến 20 phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Biểu hiện là mẩn đỏ và phù nề có thể kèm theo các triệu chứng ngoài da như viêm kết mạc, co thắt phế quản, đau đầu, chóng mặt, nặng nhất là sốc phản vệ. Diễn biến theo 4 giai đoạn

  • Độ 1: Mày đay khu trú
  • Độ 2: Mày đay toàn thân
  • Độ 3: Mày đay kèm các triệu chứng hô hấp, mắt, tai mũi họng, tiêu hóa
  • Độ 4: Sốc phản vệ

Viêm da tiếp xúc dị ứng Các triệu chứng thường xuất hiện sau hơn 12 giờ từ khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và các triệu chứng rầm rộ nhất vào thời điểm khoảng 48 giờ sau khi tiếp xúc. Biểu hiện gồm các mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa dữ dội và có hoặc không kèm mụn nước trên nền dát đỏ Mặt, môi, mắt, tai và cổ là những vị trí dễ bị dị ứng mỹ phẩm nhất Viêm da tiếp xúc do ánh sáng: Do ảnh hưởng là do sự tương tác của ánh sáng mặt trời với một thành phần trong mỹ phẩm 3. Chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm Sử dụng patch test (test áp), cho người bệnh tiếp xúc lại với hóa chất nghi ngờ trong mỹ phẩm gây dị ứng. Căn cứ vào các biểu hiện da tại vùng tiếp xúc đọc kết quả sau 48h, 72h để chẩn đoán chính xác. 4. Điều trị dị ứng mỹ phẩm Ngừng toàn bộ mỹ phẩm nghi ngờ gây dị ứng Một số kem steroid tại chỗ và thuốc kháng histamine đường uống được cân nhắc bởi bác sĩ chuyên khoa Dị ứng Trong một số trường hợp nặng như sốc phản vệ, bệnh nhân cần được cấp cứu tại các cơ sở y tế kịp thời. Dị ứng mỹ phẩm ngày càng phổ biến không chỉ ở nữ mà còn cả nam giới. Nhận biết được các triệu chứng và tác nhân gây dị ứng giúp các bác sĩ có phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu nhận thấy các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ với Bệnh viện 199 để đặt lịch khám và được kết nối với bác sĩ tốt nhất.