Làm nhà phân phối mỹ phẩm chính hãng có khó không?

Làm nhà phân phối mỹ phẩm luôn được biết đến với những tiềm năng phát triển khá tốt hiện nay bởi nguồn lợi cũng như cơ hội tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất.

Vậy làm nhà phân phối mỹ phẩm khác với những ngành hàng khác như thế nào? Và đâu là nhưng quy tắc cần có để trở thành nhà phân phối mỹ phẩm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Mô hình nhà phân phối mỹ phẩm

Nhà phân phối mỹ phẩm chính là đơn vị trung gian giúp kết nối nhà sản xuất với đại lý và người tiêu dùng. Có thể hiểu nhà phân phối chính là đơn vị mua hàng từ công ty sản xuất, sau đó lưu trữ hàng hóa trong kho và phân phối cho các đại lý hoặc nhà bán nhỏ lẻ hơn.

Gần giống như mô hình kinh doanh đại lý, nhà phân phối mỹ phẩm chính hãng được xem là nguồn hàng chất lượng với giá thành phù hợp cho các đại lý và cửa hàng bán lẻ.

nhà phân phối mỹ phẩm

Nhà phân phối mỹ phẩm cần đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Đóng vai trò tương đối quan trọng trong một hệ thống kinh doanh mỹ phẩm, nhà phân phối sẽ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất cũng như tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản xuất và đưa ra ý kiến để tối ưu chất lượng sản phẩm.

Khác với đại lý mỹ phẩm, để làm nhà phân phối độc quyền của một thương hiệu, bạn cần đảm bảo tuyệt đối các tiêu chí khắt khe nhất để duy trì thương hiệu và những quy tắc trong kinh doanh mỹ phẩm.

Mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ có những tiêu chí riêng, tuy nhiên hầu hết nhà sản xuất sẽ cần ở nhà phân phối những tiêu chí cơ bản như: Có hệ thống phân phối, luôn đưa ra được những đề xuất mới về sản phẩm, không chồng chéo về quyền lợi, đầu tư có hiệu quả và ổn định về lợi nhuận,…để đảm bảo hoạt động phân phối cũng như hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.

2. Tiêu chí để trở thành nhà phân phối mỹ phẩm thương hiệu lớn

Là một nhà phân phối, nghĩa là bạn chính là người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm của một doanh nghiệp đến với các nhà bán hàng, người tiêu dùng. Chính vì vậy, nhà sản xuất sẽ đưa ra những yêu cầu tương đối khắt khe cho các nhà phân phối của mình.

2.1 Tránh mâu thuẫn quyền lợi

Các nhà kinh doanh thường rất ngại việc xảy ra các mâu thuẫn quyền lợi. Mỹ phẩm là ngành có tỷ lệ cạnh tranh tương đối lớn giữa các thương hiệu, vì vậy, việc bán hàng của các hãng mỹ phẩm khác sẽ khiến cho đôi bên đều thiệt hại.

Rõ ràng, việc có nhiều sự lựa chọn hơn cho các đại lý sẽ giúp bạn đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng, đại lý hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp làm giảm độ uy tín của thương hiệu và đại lý của bạn xuống. Chính vì vậy, các nhà sản xuất thường sẽ ưu ái hơn với các hình thức phân phối độc quyền.

2.2 Nguồn tài chính vững vàng

Vốn là một trong những tiêu chí quan trọng để nhà sản xuất lựa chọn nhà phân phối mỹ phẩm. Bởi số lượng hàng hóa nhà phân phối cần nhập là rất lớn. Cùng với đó là các chi phí cho trang thiết bị, bày trí cửa hàng và marketing để đưa thương hiệu đến với đại lý và khách hàng.

Tất nhiên, bạn sẽ được nhà sản xuất hỗ trợ một vài chi phí nhưng bạn vẫn cần cho mình một nguồn vốn đủ để có thể duy trì vận hành và hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ nhất.

nhập hàng mỹ phẩm

Duy trì nguồn vốn giúp nhà phân phối đảm bảo được khả năng nhập hàng và hoạt động phân phối

Đặc biệt, nếu bạn là nhà phân phối của các thương hiệu lớn, bạn phải đảm bảo tuyệt đối mọi tiêu chí mà nhà sản xuất đưa ra như trang trí cửa hàng, trưng bày và cách thức quản lý theo quy chuẩn.

Vì vậy, nếu bạn chưa đủ nguồn vốn cũng như nền tảng quản lý chuyên nghiệp, bạn có thể bắt đầu với các thương hiệu ở phân khúc thấp hơn như mỹ phẩm Hàn Quốc hoặc mỹ phẩm trong nước.

2.3 Đảm bảo về chính sách phân phối

Nhà phân phối cũng chính là một nhà bán hàng, với các khách hàng là các đại lý và cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Điều này có nghĩa là bạn phải có chính sách phân phối rõ ràng và phù hợp, đặc biệt là về giá cả.

Bởi trên thực tế, rất nhiều nhà phân phối đã gian lận trong việc định giá bán và đội giá lên rất nhiều so với giá nhập. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất.

Trường hợp giá quá cao còn khiến khách hàng dè dặt trong việc chi tiêu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như cơ hội đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

3. Chiến lược phát triển kênh phân phối

3.1 Xác định đúng kênh phân phối

Hãy xác định rõ kênh hoạt động tốt nhất cho sản phẩm của bạn, ví dụ bạn có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay phân phối qua các nhà bán buôn và bán lẻ.

Trong nhiều trường hợp, việc bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, tuy nhiên việc xét giá sẽ dựa trên chính sách với nhà cung cấp để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

3.2 Xác định đối tượng khách hàng hướng đến

Rõ ràng, khi nhà sản xuất tạo ra sản phẩm, họ đã có hình dung rõ ràng cho các khách hàng mà mình hướng đến với từng loại sản phẩm. Nhà phân phối không chỉ là nguồn hàng mà còn là nhà tư vấn trực tiếp cho các đại lý cũng như ngược lại cho nhà sản xuất. Vì vậy, hãy hiểu thật rõ nhu cầu và hành vi của từng nhóm khách hàng để đảm bảo được khả năng tiêu thụ.

Cùng với đó, hãy tham khảo ý kiến của cả các đại lý, nhà bán lẻ bởi thực tế, họ là những người tiếp xúc gần nhất với khách hàng và khả năng thấu hiểu nhu cầu cũng như hành vi là rất lớn.

nhà phân phối mỹ phẩm

Xác định rõ nhu cầu khách hàng giúp nhà phân phối đưa ra các tư vấn phù hợp với nhà sản xuất

3.3 Đào tạo nhân viên

Một quy trình quản lý, đào tạo kiến thức về sản phẩm cho nhân viên đại lý, bán lẻ là điều vô cùng quan trọng. Rõ ràng, bạn không thể bán hàng nếu không hiểu rõ về sản phẩm của mình cũng như những kiến thức trong ngành mỹ phẩm.

Chính vì vậy, với vai trò là một nhà phân phối, nâng cao kiến thức và quy trình đào tạo rõ ràng cho nhân viên của mình cũng như nhân viên đại lý, bán lẻ là điều cần thiết nhất để đảm bảo khả năng tiêu thụ và nâng cao nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm của mình.

Xem thêm: Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

3.4 Quản lý hàng hóa, đại lý

Làm nhà phân phối mỹ phẩm nghĩa là bạn sẽ có một lượng hàng hóa vô cùng lớn. Cùng với đó, việc nhập – xuất hàng hóa thường xuyên cho đại lý, nhà bán lẻ cũng dễ dàng xảy ra sai sót nếu không được kiểm soát đúng cách.

quản lý kho mỹ phẩm

Với kinh doanh mỹ phẩm, quản lý hàng hóa theo lô – hạn sử dụng là yếu tố quan trọng nhất

Một giải pháp quản lý hàng hóa bằng công nghệ như phần mềm quản lý bán hàng sẽ cho phép bạn quản lý toàn bộ hoạt động nhập xuất hàng hóa cho từng đại lý, từng thời điểm và đồng bộ kho tự động theo từng giao dịch. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ tuyệt đối các rủi ro và sai sót trong quá trình quản lý hàng hóa.

Đặc biệt, với những sản phẩm đặc thù như mỹ phẩm, nhà phân phối cũng có thể dễ dàng quản lý hàng hóa theo lô – hạn sử dụng để có thể đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn trong từng thời điểm.

3.5 Đánh giá hoạt động kinh doanh

Việc theo dõi hiệu quả bán ra cũng như tỷ lệ nhập hàng của từng đại lý, cửa hàng có thể giúp nhà phân phối đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm của từng cửa hàng. Đây là tiêu chí quan trọng giúp hỗ trợ nhà phân phối trong quyết định hợp tác tương lai.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi trở thành nhà phân phối mỹ phẩm mà Sapo muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể hiểu rõ về mô hình này cũng như cách quản lý để mang lại hiệu quả tốt nhất.