Cách skincare cho da mụn ẩn tại nhà

Muốn điều trị mụn ẩn cần có sự kiên trì và đúng phương pháp mới mang lại hiệu quả cao, ngoài điều trị với bác sĩ da liễu bạn cần phải biết cách skincare cho da mụn ẩn, các bước chăm sóc da mụn ẩn tại nhà như thế nào để sớm khắc phục được tình trạng mụn của mình. Cùng xem hướng dẫn cách chăm sóc da mụn ẩn từ Bác sĩ O2 SKIN nhé!.

Nguyên nhân nào dẫn đến mụn ẩn?

Trước khi tìm hiểu cách skincare cho da mụn ẩn tại nhà, bạn cần biết nguyên nhân mụn ẩn hình thành để hạn chế các yếu tố làm nặng thêm tình trạng mụn đang có của bạn.

Mụn ẩn hình thành do sự tích tụ dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn và da chết gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tạo nên các nhân mụn ẩn tồn tại lâu ngày dưới da.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành mụn ẩn ở cằm, mụn ẩn dưới da, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là sự tắc nghẽn bã nhờn gây nên bởi thói quen chăm sóc da không khoa học, làm sạch không đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất sinh nhân mụn cao… Cùng tìm hiểu sâu hơn về các tác động hình thành nên mụn ẩn trước khi tìm cách loại bỏ chúng nhé!

  • Vệ sinh da không sạch, không tẩy tế bào chết: Làm sạch da cuối ngày luôn là bước đầu tiên trong các bước dưỡng da ban đêm. Thế nhưng nhiều người vẫn lơ là, coi nhẹ. Làn da của chúng ta nếu không được làm sạch đúng cách sau khi trang điểm hay sử dụng kem chống nắng sẽ rất dễ bị bít lại bởi cặn trang điểm, mồ hôi hoặc các tạp chất vẫn còn đọng trên da. Đặc biệt dầu nhờn trên da còn tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào, xâm nhập sâu bên trong da gây viêm nhiễm, sinh ra mụn. Bên cạnh đó không tẩy tế bào chết cũng khiến làn da sinh mụn, tẩy tế bào chết sẽ lấy đi những tế bào già cỗi, hay những lớp sừng bong tróc ở trên bề mặt da, giúp da được sạch sâu và thông thoáng. Đồng thời cũng hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Nên theo quy trình cách tẩy tế bào chết tại nhà của bác sĩ để đạt hiệu quả cao cho làn da.
  • Sử dụng mỹ phẩm sinh nhân mụn: Lanolin, petrolatum, một số dầu chiết xuất thực vật và chất hóa học tổng hợp như butyl stearate, lauryl alcohol và oleic acid… là những hoạt chất sinh nhân mụn cao, thường có trong sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng. Chúng có khả năng khởi động hoặc thúc đẩy quá trình dồn ứ tế bào chết trong các nang lông, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho quá trình sinh nhân mụn. Vệ sinh da không sạch có thể là nguyên nhân gây ra mụn.
    • Vệ sinh da không sạch có thể là nguyên nhân gây ra mụn.

Ngoài ra còn có những yếu tố khác tác động khác như:

  • Chế độ sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe cho làn da như đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hay thói quen sinh hoạt không điều độ (thức khuya, ngủ không đủ giấc, căng thẳng kéo dài…) cũng có thể hình thành mụn ẩn dưới cằm, mụn ẩn dưới da. Mặc dù một số người nhận thức được những thói quen không tốt của mình, nhưng vì cuộc sống, cũng như là công việc mà tiếp tục duy trì lối sống mất cân đối khiến tình trạng mụn ngày càng nặng và khó điều trị.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ngoài những tác động từ bên ngoài, nội tiết tố bên trong cũng là một nguyên nhân gây mụn ẩn cho làn da. Từ độ tuổi dậy thì trở lên, nội tiết tố sẽ có sự thay đổi, đặc biệt là những bạn nữ ở trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi buồng trứng tiết ra lượng estrogen quá nhiều sẽ kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh lượng dầu lớn, kết hợp với bụi bẩn và da chết sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
  • Không vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da: Nhiều vi khuẩn trú ngụ trong khẩu trang, mũ nón, quần áo, vỏ gối, chăn, ga…Khi làn da khi tiếp xúc với những vật chứa vi khuẩn mà không được làm sạch kỹ càng sẽ có khả năng làm làn da bạn lên mụn cao.
Chế độ sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học cũng có thể hình thành mụn ẩn dưới da.
Chế độ sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học cũng có thể hình thành mụn ẩn dưới da.

Skincare cho da mụn ẩn tại nhà như thế nào cho đúng?

Để có thể trị mụn ẩn, điều đầu tiên chúng ta cần xác định tình trạng của da cũng như loại da của mình. Sau đó, cần xác định nguyên nhân gây nên mụn để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp. Để làm được điều này chúng ta cần phải nằm lòng các bước chăm sóc da mụn ẩn tại nhà như sau:

  • Cách chăm sóc da mụn ẩn là chọn sản phẩm làm sạch da phù hợp

Bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc da mụn ẩn chính là làm sạch da bằng sản phẩm phù hợp với tuýp da của bạn. Tránh sản phẩm có chứa xà phòng vì chúng có thể khiến da đổ nhiều dầu hơn. Đối với làn da dầu, chỉ nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt cho da dầu mụn 2 lần vào mỗi sáng và tối, kết hợp với tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần giúp giảm nhờn, ngăn ngừa cũng như loại bỏ mụn ẩn.

Chỉ nên rửa mặt 2 lần vào mỗi sáng và tối, kết hợp với tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
Chỉ nên rửa mặt 2 lần vào mỗi sáng và tối, kết hợp với tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
  • Chọn toner phù hợp cho da

Tốt nhất nên chứa AHA/BHA, thành phần không thể thiếu trong skincare cho da mụn ẩn. Lưu ý không nên chọn sản phẩm có nồng độ cao vì có thể gây bỏng da hoặc kích ứng, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

  • Chọn sản phẩm bôi đặc trị phù hợp với tình trạng và loại da

Sản phẩm phù hợp sẽ giúp làn da bạn cải thiện tốt hơn và tránh những rủi ro không đáng có. Những thành phần như Acid Salicylic, Retinoids, azelaic acid…. có thể là lựa chọn tốt cho da mụn ẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn mặt nạ trị mụn ẩn để tối ưu điều trị. Lưu ý, bạn không nên tự ý mua và sử dụng các sản phẩm thuốc bôi hay kem trị mụn ẩn. Mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh da bị kích ứng hoặc mụn bùng phát nặng hơn.

  • Kiểm soát nhờn với mặt nạ phù hợp

Bổ sung các mặt nạ kiểm soát nhờn như mặt nạ đất sét, tràm trà, bột trà xanh…

Kiểm soát nhờn với mặt nạ phù hợp.
Kiểm soát nhờn với mặt nạ phù hợp.
  • Tránh sản phẩm sinh nhân mụn

Dưỡng da khoa học và tránh xa với các sản phẩm có chứa thành phần sinh nhân mụn cao như: Acetylated Lanolin, Coal Tar, Cocoa Butter, Coconut Oil, Isopropyl Isostearate, Isopropyl Linoleate, Isopropyl Myristate, Isopropyl Palmitate, Isostearic Acid, Lanolic Acid…

  • Không tự ý nặn mụn

Nặn mụn không đúng cách hoặc nặn mụn ẩn khi nhân mụn chưa gom cồi sẽ để lại những hậu quả khôn lường như gây viêm, mụn lây lan sang vùng da khác, thậm chí nhiễm trùng…Để tránh những rủi ro do mụn để lại bạn cần đến các trung tâm chuyên khoa hoặc gặp bác sĩ có kinh nghiệm để hỗ trợ lấy nhân mụn an toàn, chuẩn y khoa.

Không tự ý nặn mụn.
Không tự ý nặn mụn.

Các bước chăm sóc da mụn ẩn

Cần hiểu rõ mụn ẩn là gì và nếu bạn chủ quan trong việc chăm sóc làn da của mình thì mụn ẩn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Dưới đây là các bước chăm sóc da mụn ẩn tối giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng để sớm loại bỏ mụn.

Các bước chăm sóc da mụn ẩn:

Bước 1: Skincare cho da mụn ẩn là chú ý làm sạch da đúng cách

Hãy nhận biết làn da của bạn thuộc nhóm nào để có thể chọn một loại sữa rửa mặt thích hợp, vì nếu da bạn không được rửa sạch sâu, lấy mọi chất bẩn thì tình trạng mụn ẩn sẽ dễ dàng xuất hiện. Bạn nên rửa mặt 2 lần sáng và tối bằng các loại sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn có tính kháng khuẩn, giảm nhờn và làm dịu da.

Bước 2: Tẩy tế bào chết định kỳ là bước quan trọng khi Skincare cho da mụn ẩn

Việc tẩy tế bào chết định kỳ từ 1-2 lần/tuần sẽ giúp loại bỏ các yếu tố cản trở quá trình đào thải bã nhờn, bụi bẩn, sừng hóa…qua đó ngăn ngừa mụn hình thành, đồng thời giúp các hoạt chất trị mụn phát huy tác dụng tốt hơn.

Có 2 dạng tẩy tế bào chết vật lý và hóa học thường được sử dụng, cả 2 loại đều giúp loại bỏ những tế bào chết trên da. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng da mà bạn có thể lựa sản phẩm phù hợp cho mình.

Đối với tẩy tế bào chết vật lý, sử dụng các sản phẩm dạng hạt (scrub) hoặc dạng kỳ (peeling gel), khi kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm bong tróc các lớp da chết trên bề mặt da.

Tẩy tế bào chết hóa học với các hoạt chất axit Salicylic Acid (BHA), Glycolic Acid, Lactic Acid (AHA)…Các axit này khi thấm vào da sẽ phá vỡ các liên kết của tế bào da chết nằm sâu trong lỗ chân lông. Đồng thời, còn có tác dụng đẩy nhân mụn, kích thích tái tạo tế bào mới, giúp làn da sạch mụn và rạng rỡ hơn.

Ngoài các phương pháp trên bạn có thể Peel da trị mụn ẩn tại các cơ sở y khoa, giúp đẩy mụn, lấy đi những tế bào chết. Lưu ý cần lựa chọn cơ sở y khoa có uy tín để gửi gắm làn da, để tình trạng da không phải tồi tệ hơn.

Bước 3: Cách chăm sóc da mụn ẩn là tăng cường dưỡng ẩm cho da

Khi sử dụng một số thuốc đặc trị mụn như (Benzoyl peroxide, Retin-A, Acid Salicylic….) thì việc dưỡng ẩm rất quan trọng giúp bảo vệ da khỏi tác dụng gây khô da của thuốc, ngoài ra còn giúp làn da mềm mại, căng mịn.

Bước 4: Tăng cường chống nắng khi chăm sóc da mụn ẩn

Theo các chuyên gia da liễu việc thoa kem chống nắng hằng ngày là việc cần thiết, đặc biệt khi làn da có mụn. Sản phẩm điều trị có tác dụng kích thích bong sừng, khiến làn da nhạy cảm với ánh nắng. Một loại kem chống nắng phù hợp không chỉ giúp bảo vệ tốt mà còn giúp giảm tình trạng mụn.

Lời khuyên của bác sĩ

Ngoài việc thực hiện các bước chăm sóc da mụn ẩn đúng cách như chia sẻ ở trên, bạn cần lắng nghe những lời khuyên dưới đây từ bác sĩ để ngăn ngừa mụn ẩn.

  • Xây dựng lối sống khoa học

Bên cạnh những lưu ý ở trên, việc thay đổi lối sống khoa học cũng kiểm soát được mụn ẩn. Hãy luyện tập thể dục thể thao, ngủ sớm, tăng cường các hoạt động bổ ích, loại bỏ những lối sống không lành mạnh như (hút thuốc lá, bia, rượu, các chất chứa kích thích, thức ăn cay nóng…)

  • Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng sẽ góp phần làm tăng tiết bã nhờn, hậu quả là sẽ xuất hiện mụn. Người bị mụn càng áp lực phải trị mụn nhanh chóng thì mụn càng xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm soát căng thẳng của mình bằng cách hãy thư giãn bằng cách ngồi thiền, làm việc gì đó mà bạn yêu thích hoặc cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, để giúp cơ thể lấy lại năng lượng.

Bạn không cần sử dụng những sản phẩm đắt tiền để có kết quả tốt. Bước quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da của bạn là tính nhất quán, bạn càng kiên định với chế độ của mình, bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, lựa chọn được một nơi chữa trị có uy tín sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả sớm hơn.

(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.