KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI DA XANH TRỒNG Ở MIỀN BẮC

Bưởi da xanh là một giống bưởi có nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Quả bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/quả; vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và khá mỏng (14-18 mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; vị ngọt không chua (độ brix: 9,5-12%); mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt (có thể có đến 30 hạt/quả); tỷ lệ thịt/quả >55%. Tại Sơn La, cây bưởi đã được trồng từ rất lâu với nhiều giống khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là các giống địa phương. Từ năm 2003 – 2009 trong dự án Upland do trường Đại học Nông nghiệp chủ trì đã đưa cây bưởi da xanh lên Sơn La trồng thành công tại huyện Yên Châu. Từ đó cây bưởi da xanh đã phát triển rất mạnh và được mở rộng diện tích ra nhiều huyện khác. Ngoài ra các hộ dân quê gốc Hưng Yên đi xây dựng kinh tế mới tại Mộc Châu, Mai Sơn đã trồng bưởi Da xanh từ năm 2010 và hiện nay các vườn bưởi đã ra quả, năng suất cao ổn định.

Bước 1: Thiết kế vườn và xác định thời vụ trồng

Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng phù hợp. Đối với đất đồi dốc, thiết kế đồi trồng bưởi theo mô hình kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT – 1) có rừng phòng hộ vành đai, trên đỉnh đồi trồng các loại cây lâm nghiệp như keo… tạo lập độ ẩm đồi, hạn chế xói mòn, phía dưới đánh băng theo độ dốc sườn đồi. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc < 100 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu), mặt băng trồng cây rộng 5m. Đối với những đồi có độ dốc 10 – 200, mặt băng rộng 2,0 – 2,5m, chiều cao băng 1,5 – 2 m. Dọc theo mép đường đồng mức trồng băng cốt khí, để bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo đất. Trên băng hàng, diện tích còn trống tiến hành gieo vãi cốt khí hoặc trồng cây họ đậu để che đất chống xói mòn, cải tạo đất, giữ ẩm và tăng thu nhập phụ theo hướng lấy ngắn nuôi dài. Chân đồi có thể đào giếng để tạo nguồn nước tưới cho cây trên đồi.

Đối với vườn diện tích lớn hơn 1ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô, và thiết kế có đường giao thông rộng để vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.

Mật độ và khoảng cách trồng:

– Mât độ trồng: Mật độ trồng bưởi hợp lý sẽ có tác dụng lớn tới sản lượng và chất lượng quả hơn nữa sẽ hạn chế được sâu bệnh kèo dài tuổi thọ cây trồng và giảm chi phí chăm sóc. Tuỳ thuộc vào chất đất và khả năng thâm canh. Đất trồng bằng (phù sa): 6m x 7m; Đất vườn, đồi núi (sỏi đá): 4m x6m

*Cách trồng:

– Đào hố:

+ Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoăc lên luống cao.

+ Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le)

Theo nghiên cứu đã được thực nghiệm: Khoảng cách trồng tốt nhất là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2)

Đào hố trước khi trồng 1 – 2 tháng. Bón lót: Lượng bón cho 1 hố: Phân hữu cơ 50kg+Lân supe 1,5kg+Kali sulphat 0,5-0,8kg+Vôi bột 1,0kg.

– Thời vụ trồng: Cây bưởi có thể trồng quanh năm chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện giữ ẩm cho đất và che được nắng nóng cho cây trong giai đoạn đầu là được. Việc làm trên để tránh cho cây bị héo, rũ, mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và sức sống của cây trồng sau này. Do đó tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới. Ở miền Bắc thời điểm thích hợp nhất vào vụ thu 8-10 hoặc vụ xuân tháng 1-3 âm lịch. Đây là thời điểm tiết trời mát mẻ có mưa nhiều ẩm độ cao. Chú ý chon ngày trồng tránh vào thời điểm giống bão. khi trồng nên chuẩn bị sẵn que chống đổ.

Bước 2: Kĩ thuật trồng bưởi da xanh – Chuẩn bị cây giống đem trồng

Cây bưởi da xanh cũng giống các loại bưởi khác có thể trồng từ cây ghép hoặc cây chiết để rút ngắn giai đoạn sinh trưởng giúp nhanh cho quả. Thực tế cho thấy nếu trồng từ cây chiết sẽ nhanh cho quả hơn là cây giống ghép. Tuy nhiên về mặt lâu dài cây ghép lại có tuổi thọ cao hơn nên thời gian thu hoạch cũng dài hơn.

Chú ý khi trồng bưởi da xanh ta chỉ nên chọn một loại giống cây ăn quả duy nhất không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.

Tiêu chuẩn cây giống tốt:

– Cây phải đúng giống, sinh trưởng khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh hại

– Đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền, độ sai khác không vượt quá 5%

– Chiều cao cây tính từ mặt bầu > 60cm, có 2-3 cành cấp I

– Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm: 0,8-1cm

– Đường kính cành ghép (đo trên vết ghép 2 cm) > 0,7cm

Chuẩn bị mô trồng và cách trồng – kĩ thuật trồng bưởi da xanh

Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi.

Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 Độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Bước 3. Kỹ thuật tưới nước và tủ gốc giữ ẩm cho Bưởi da xanh

Kỹ thuật tưới nước

Bưởi da xanh là cây chịu hạn tốt chịu úng kém nhưng lại rất cần nước. Đặc biệt là trong giai đoạn tạo quả. Trong giai đoạn sinh dưỡng cây cần nhiều nước cho quá trình quang hợp tạo chồi, thời điểm này nếu vào mùa mưa thì hầu như không cần phải tưới nước mà chỉ cần bổ xung thêm phân bón là đủ. Vào những ngày nắng to ta nên tưới làm 2 lần buổi sáng sớm và lúc chiều mát, tránh tưới khi trời đang còn nắng.

Nước tưới lấy từ nguồn sông, suối, kênh rạch là tốt nhất.

Nếu nước tưới lấy từ nguồn nước ngầm, nước máy thì cần kiểm tra chất lượng nước không chứa kim loại nặng, không có chứa sắt, hoặc nếu có thì phải khử bằng cách bơm vào hồ chứa một thời gian trước khi sử dụng làm nước tưới.

Khi tưới chú ý tưới đẫm khu vực xung quanh gốc cây, có thể sử dụng tưới nhỏ giọt hoặc xả tràn trong 1 thời gian ngắn cho đất tơi xốp

Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

Kỹ thuật tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng

Bước 4: Kĩ thuật tỉa cành, tạo tán khi trồng bưởi da xanh

– Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết quả ở mức tối hảo.

– Phương pháp tạo hình khai tâm kết hợp với tạo nhánh mang trái đối với những vườn bưởi mới trồng ta tiến hành trình tự các bước sau:

Sau khi trồng bưởi da xanh cao đến khoảng 80 cm thì bấm ngọn để kích thích cành bên phát triển. Sau khi cây ra cành, chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài khoảng 60 – 80 cm, dùng cọc cắm xuống đất theo hướng phù hợp; tiếp đó, dùng dây cột giữ cành cấp 1 vào cọc tạo với thân chính một góc 40 – 450. Sau khi cành cấp 1 trưởng thành (cành bánh tẻ) ta tiến hành kéo lần 2 đến khi tạo với thân chính 1 góc 60 – 700, kết hợp bấm ngọn để cây phân cành cấp 2. Khi cây ra tược non, cần tỉa bỏ sớm các cành thừa. Tỉa bớt ngọn mỗi đầu cành chính chỉ để 2 cành, phân bố cân đối với tán, mỗi cành cách nhau 20 – 30 cm; tỉa bỏ các cành vượt mọc thẳng đứng, mộc ngược vào tâm.

Khi cây được khoảng 2 năm tuổi, tiếp tục áp dụng kỹ thuật khai tâm tỉa cành, tạo tán kích thích cây sinh nhiều cành mang trái. Thời gian thích hợp nhất để tỉa cành tạo tán cho cây là ngay khi bắt đầu mùa mưa, ta tiến hành bón phân và tưới nước đầy đủ để cây phục hồi sinh trưởng và phát triển. Bón phân có hàm lượng đạm và lân cao như NPK 30-20-5 hoặc NPK 25-25-5, kết hợp với phân hữu cơ giúp cây ra tược mạnh, tán cây phát triển tốt. Sau đó, dùng cọc cắm xuống đất, dùng dây mềm cột và kéo các cành khung cấp 1, cấp 2 sang vị trí còn khuyết và tạo với thân chính một góc 60 – 700; đồng thời, bấm ngọn để các mầm ngủ trên cành cấp 1 và cấp 2 phát triển thành nhiều cành quả, giúp cây có bộ tán cân đối với nhiều cành quả phân bố đều trong vòm tán cây. Khi kéo cố định các cành cần nhẹ nhàng, kéo từ từ nhiều lần, nơi buộc dây trên cành cần lót đệm cao su cắt từ vỏ xe gắn máy để chống vỏ cành bị hư, thời gian kéo khoảng 1-3 tháng/lần cho đến khi cành đạt ở vị trí như mong muốn. Tránh việc kéo mạnh, đột ngột sẽ dễ làm cành bị nứt, tét, nấm bệnh dễ tấn công. Sau khi các cành quả hình thành, việc chăm sóc và bón phân để nuôi các cành này phát triển hoàn chỉnh là rất cần thiết. Lựa chọn cành mập, cành so le đều nhau, các cành cách nhau khoảng 20 – 30 cm; loại bỏ những cành vượt, cành mọc quá dày hoặc ốm yếu. Trong thời kỳ cây đang mang trái, nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, cần cắt bỏ hết tất cả các trái ở các vị trí đầu cành hoặc trái dưới thấp hoặc có vết sâu bệnh, giữ lại các trái trên các cành quả ở vị trí từ 1/2 – 2/3 vòm tán cây phân bố đều trên tán cây với số trái phù hợp, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp trái phát triển to, nặng đạt chất lượng cao.

Sau khi áp dụng phương pháp tạo hình khai tâm kết hợp với tạo nhánh mang trái thì số cành mang trái nhiều hơn và phân bố đều trên cây hơn so với cây trồng bình thường không áp dụng kỹ thuật khai tâm. Cây sinh trưởng và phát triển rất tốt có bộ khung cành cân đối, khỏe mạnh, tán lá tròn đều, cành mang trái trong thân có độ đồng đều cao, tạo khả năng lấy trái sớm, tỷ lệ trái đạt loại I cao, chất lượng tốt hơn; tăng thời gian khai thác và đảm bảo tuổi thọ cho vườn cây. Phương pháp tạo hình khai tâm kết hợp với tạo cành quả trên cây Bưởi Da xanh đơn giản dễ làm, nó giúp người sản xuất canh tác hiệu quả hơn do tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế góp phần tăng thu nhập cho người trồng bưởi.

Nếu như tạo tán là công việc quan trọng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì tỉa cành là việc làm rất cần thiết trong thời kỳ kinh doanh, nhằm loại bỏ những cành vô hiệu, sâu bệnh, không có khả năng cho quả, chỉ làm tiêu hao dinh dưỡng nuôi cây để thay thế bằng những cành non trẻ sẽ mang quả cho những năm tiếp theo. Đồng thời, giúp tán cây được thông thoáng, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ sẽ làm tăng năng suất và chất lượng quả bưởi. Hàng năm, nếu không xén tỉa cành thì các thân, các cành, các tượt sẽ mọc đầy làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các cành mang quả sẽ không phát triển được, vì thế bưởi sẽ cho quả đầu cành nhiều.

Kỹ thuật tỉa cành:

Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt động trao đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch quả), trước khi cây ra đọt mới để chuẩn bị cho mùa quả mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa quá nhiều cành (khoảng 15%). Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:

+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15 cm)

+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho quả.

+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình tam giác) trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

+ Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và dễ cho quả hơn.

+ Cây bưởi thường xuất hiện những chồi tủa (5-6 chồi ra cùng một điểm) thì nên lãi bỏ bớt chỉ chừa lại khoảng 2 chồi.

Tỉa cành thường tiến hành vào buổi sáng sớm, khi sương vừa tan và kết thúc trước khi mặt trời lặn từ 1- 2 tiếng. Nguyên nhân của việc này là sau khi cắt thường cây sẽ tiết nhựa thu hút sự chú ý của côn trùng và các vật truyền bệnh cho cây trồng. Thời điểm hoạt động mạnh nhất của côn trùng là vào buổi tối, trời mát và lúc trời sáng sớm do đó bắt đầu muộn và kết thúc sớm sẽ tránh cho cây bị tổn thương do nấm. Cần xem dự báo thời tiết trước khi tỉa cành, tránh thực hiện vào những ngày mưa có ẩm độ cao làm cây dễ bị nhiễm nấm bệnh chỗ vết cắt

Chú ý: Cần phải khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel hoặc cồn 900 khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác.

Bước 5: Kĩ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh

Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi da xanh sẽ đem lại kết quả tốt nhất.

Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất quả cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.

Kỹ thuật bón phân cho bưởi da xanh

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau:

– Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

– Thời kỳ cây bưởi đã cho quả ổn định: có thể chia làm 5 lần bón như sau:

+ Sau thu hoạch: bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.

+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu quả. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ quả, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.

– Liều lượng phân bón: Có thể sử dụng công thức phân bón chung sau:- Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ. Bảng 1: Liều lượng phân bón