[Quan trọng] Đánh giá mức độ gây bít tắc của các thành phần trong mỹ phẩm

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra mụn là do tình trạng bít tắc lỗ chân lông , không chỉ bởi tế bào chết mà còn do các thành phần trong các sản phẩm mà bạn đang sử dụng.

Để đánh giá mức độ gây bít tắc lỗ chân lông, những nhà nghiên cứu đã sử dụng các giá trị từ 0 – 5, trong đó điểm số càng cao thì khả năng gây bít tắc càng lớn. Dưới đây sẽ là danh sách mà bạn cần ghi nhớ để kiểm tra trước khi mua, cùng tìm hiểu với Hello!Pháiđẹp nhé!

Những thành phần gây bít tắc nặng nề cho da

Dầu mầm lúa mạch trong mỹ phẩm
Dầu mầm lúa mạch trong mỹ phẩm
  • Wheat Germ Oil – Dầu mầm lúa mạch – 5

Dầu mầm lúa mạch là một trong những thành phần mang tới lượng Lượng vitamin E, phospholipid và acid linoleic cao nhất trong tự nhiên, mang tới tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, được đánh giá cao trong các sản phẩm:

Dưỡng ẩm, khóa ẩm cho da, ngừa khô da, ngăn ngừa tình trạng kích ứng, làm dịu da nhanh chóng.

Chống lão hóa da, kích thích sự hình thành của các tế bào mới, chống lại sự hình thành của nếp nhăn và vết chân chim.

Ngừa viêm da, hỗ trợ điều trị các loại bệnh như vẩy nến, eczema, giảm tình trạng tăng sắc tố sau viêm , thường gặp ở mụn trứng cá , thể ngăn ngừa và điều trị bệnh bạch biến.

Chống nắng và phục hồi da cháy nắng cực tốt dưới tác dụng của Vitamin E.

Mặc dù vậy, điểm yếu của dầu mầm lúa mạch chính là dễ gây bít tắc lỗ chân lông, nên trong những trường hợp da bạn thuộc loại da nhiều dầu, da nhạy cảm hoặc đang gặp phải tình trạng mụn thì không nên sử dụng thành phần này.

  • Carrageenan – 5

Carrageenan hay caragenan là nhóm các polysaccharid mạch thẳng sulfat hóa, được chiết từ các loài rong sụn, rong đỏ, được sử dụng để tăng khả năng liên kết của các thành phần, với mục đích tạo gel, làm dày và ổn định cho sản phẩm.

Hãy thật thận trọng với những sản phẩm có chứa Carrageenan vì chúng là một trong những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông tồi tệ nhất, nếu da bạn thường xuyên gặp phải tình trạng mụn, da nhạy cảm thì nên tránh xa một chút nhé.

Trong mỹ phẩm Carrageenan được sử dụng dưới những tên Chondrus Crispus,Ubygel GS, Aubygum DM, Burtonite V-40-E và Carastay, dễ gặp trong thành phần kem nền, dầu gội, dầu xả.

  • Chiết xuất tảo – 5

Tương tự như Carrageenan, hầu hết những chiết xuất trong tảo, bao gồm nhiều loại tảo khác nhau như Algea đỏ (tảo đỏ), Algin (tảo nâu) Ascophyllum, tới Ulva lactuca đều chứa những thành phần có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông, hãy lựa chọn thật cẩn thận thành phần này nếu như bạn đang tìm kiếm các sản phẩm dành cho da mụn vì nó có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Hầu hết những sản phẩm mỹ phẩm có chiết xuất tảo đều làm tắc nghẽn lỗ chân lông tồi tệ nhất. Rất nhiều loại tảo khác nhau được sử dụng trong mỹ phẩm, từ cho và hầu hết trong số họ có thể gây ra chất nhờn làm bít tắc lỗ chân lông. Hãy lựa chọn cẩn thận và tránh thành phần này hoàn toàn khi bạn đang tìm kiếm những loại mỹ phẩm dành cho da mụn.

  • Bơ dừa (coconut butter) và dầu dừa (coconut oil) – 4

Chắc hẳn bạn đã nghe đến 2 thành phần quá quen thuộc với giá cả phải chăng và hiệu quả cao này rồi phải không.

Thành phần làm đẹp của dầu dừa bao gồm một lượng acid béo chuỗi trung bình như Axit Lauric (48-53%), Axit capric (7%), Axit Caprylic (8%), Axit caproic (0.5%) cùng hàng loạt chất chống oxy hóa là Vitamin E dưới dạng tocotrienol (tác dụng chống oxy hóa có thể gấp 50 lần so với Tocopherol), Phenol, Phytosterol.

Với thành phần này dầu dừa đặc biệt thích hợp để sử dụng trong các sản phẩm dưỡng ẩm và chống lão hóa, kể cả khi sử dụng trực tiếp trên da bạn cũng sẽ thấy được nhiều tác dụng tuyệt vời của nó như giảm quầng thâm và nếp nhăn vùng mắt, dưỡng môi, dưỡng ẩm cho da khô, hay làm đẹp cho tóc và móng.

Tuy nhiên đây lại là hai trong những thành phần có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông khá cao, nguyên nhân là bởi thành phần Axit Lauric chiếm tới 50% lượng là chất bít tắc được đánh giá ở mức 4 bởi vậy với da mụn một thành phần có chứa hàm lượng các chế phẩm từ dừa quá cao sẽ không phù hợp, nhưng nếu nó đứng gần cuối trong bảng thành phần thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều.

  • Axit Lauric – 4

Như đã nói, loại acid béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong dầu dừa dầu cọ này có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông ở mức khá cao, mức 4. Hãy lưu ý khi chúng xuất hiện trong thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm mà bạn sử dụng.

  • Lanolin – 4

Là một thành phần được chiết xuất từ mỡ cừu, và được đánh giá là một trong những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông khá nặng, và không nên sử dụng ho da nhạy cảm và da mụn.

Một vài dẫn xuất của Lanolin mà bạn có thể tìm thấy trong bao bì bao gồm: Acetylated Lanolin, Acetylated Lanolin Ancohol, Ethoxylated Lanolin, PEG 16 Lanolin Và Solulan 16, nếu da bạn đang gặp phải tình trạng mụn, dễ nổi mụn hoặc da nhạy cảm, hãy tránh xa những thành phần này nhé.

  • Bơ ca cao – 4

Được sản xuất trực tiếp từ việc ép quả ca cao, bở ca cao rất giàu khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất béo và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E dồi dào bởi vậy được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp nổi bật là kem dưỡng ẩm, chống oxy hóa hay dưỡng môi.

Tuy nhiên, đây cũng là thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông và không dành cho các cô nàng gặp phải tình trạng mụn.

  • Một số hóa chất khác có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông cao

Dưới đây là một số thành phần khác có thể xuất hiện trong thành phần của mỹ phẩm, hãy luôn lưu ý và cân nhắc trước khi sử dụng nếu da bạn đang gặp tình trạng mụn.

Octyl Stearate – 5

Oleth-3 – 5

Laureth 4 – 5

Isocetyl Stearate 5

Isopropyl Isostearate 5

Myopropyl Myristate 5

Natri clorua 5

Những chất có thể gây bít tắc mức trung bình

Là những chất được đánh giá ở mức 3 nghĩa là có khả năng gây bít tắc, mặc dù không rõ ràng như những sản phẩm phía trên, nhưng nếu bạn đang gặp tình trạng mụn nặng, mụn kéo dài vẫn không nên sử dụng.

Dầu jojoba có thể gây bít tắc ở mức trung bình
Dầu jojoba có thể gây bít tắc ở mức trung bình
  • Glyceryl Stearate SE – 3

Một thành phần khá quen thuộc trong mỹ phẩm nó là một axit béo có nguồn gốc từ dầu thực vật, dầu đậu nành hay dầu hạt cây cọ, trong công nghiệp được tổng hợp glycerin và acid béo stearic.

Tác dụng của Glyceryl Sterate SE trong các loại mỹ phẩm là chất nhũ tạo độ đồng nhất cho sản phẩm ngoài ra Glyceryl Stearate SE còn tạo độ nhớt cho sản phẩm, đồng thời vì là 1 ester glycerin và acid béo stearic nên nó có khả năng khóa ẩm cực tốt.

Glyceryl Stearate SE được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm, bao gồm kem dưỡng, dầu gội, dầu xả và các sản phẩm trang điểm.

  • Sodium Lauryl Sunfate – 3

Hay còn được biết đến là chất tạo bọt nhân tạo SLS/SLES, thường được sử dụng trong các sản phẩm sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng, tạo cảm giác giúp làm sạch tốt hơn khi sử dụng.

Tuy nhiên, thành phần này từ lâu đã được khuyến cáo như một chất có hại cho da, tóc và sức khỏe của bạn, có khả năng lấy đi lớp bảo vệ trên da của bạn, gây tăng tiết dầu bởi cơ chế bảo vệ tự nhiên của da.

Giải pháp: Lựa chọn những sản phẩm không chứa SLS, thay vào đó là các chất hoạt động bề mặt nhẹ nhàng hơn như Ammonium Laureth Sulphate (ALS), Sodium Alkyl Sulphate (SAS), Glycerin Glucoside hay Lauryl Glucoside.

  • Dầu đậu nành – 3

Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về thành phần quen thuộc này khi nó chứa tới 60% axit béo đa không bão hòa (tương quan thích hợp giữa acid béo omega-3 và omega-6), một lượng lớn vitamin E và không chứa cholesterol.

Không chỉ là một nguồn thực phẩm, dầu đậu nành từ lâu đã được sử dụng thay thế các loại mỡ động vật, không chỉ vậy đây còn là thành phần chống oxy hóa, làm mềm da và giảm thương tổn cho da do tia UV hoặc ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, khả năng bít tắc của dầu đậu nành vẫn có, dù không cao những vẫn không phù hợp với những bạn thường xuyên bị mụn.

  • Dầu Jojoba – 3

Được sử dụng vô cùng, vô cùng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng ẩm, tẩy trang, dầu Jojoba mang tới một lượng lớn axit amin cùng nhiều vitamin E, B đóng vai trò như một chất oxy hoá cùng kẽm, đồng, iot, selenium, chromium và iodine và còn chứa một số axit béo như: eric, gadoleic và oleic.

Mặc dù có mức độ bít tắc là 3 nhưng loại dầu này lại được sử dụng trong các sản phẩm ngừa mụn vì có tác dụng chống viêm tự nhiên.

  • Dầu thầu dầu – 3

Hay còn được gọi là caster oil, dầu Hải Ly, loại dầu này được chiết xuất từ cây thầu dầu với thành phần có chứa tới 90% hàm lượng axit béo, đặc biệt là hợp chất đặc hiệu và hiếm được gọi là axit ricinoleic với khả năng chống viêm và giảm đau tại chỗ.

Bởi vậy dầu thầu dầu có rất nhiều ứng dụng trong nâng cao sức khỏe và làm đẹp bao gồm dưỡng ẩm, chống oxy hóa trên da và cả ngừa mụn.

Nên dù có mức gây tắc nghẽn là 3 nhưng đây vẫn luôn được xem là thành phần được các nhà sản xuất ưu ái.

  • Một số chất khác

Butyl Stearate

Keo lưu huỳnh

Dầu ngô

Dioctyl Succinate

Glyceryl Stearate SE

Laureth 23

Axit myristic

PEG 75 Lanolin

PEG 8 Stearate

Chất tạo màu: D & C Đỏ # 17, D & C Đỏ # 21, D & C Đỏ # 3

Một số thành phần gây bít tắc lỗ chân lông khác

Có nhiều thành phần dù không có tên trong bảng xếp hạng, nhưng qua sử dụng vẫn được xem là có thể gây bít tắc lỗ chân lông ở mức khá cao, bạn cần lưu ý khi sử dụng.

Alcohol trong mỹ phẩm là gì?
Alcohol trong mỹ phẩm cũng có thể gây bít tắc
  • Benzoyl Peroxide

Đây là thành phần trị mụn nổi tiếng với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch và kiểm soát hệ thống bã nhờn. Tuy vậy trong quá trình sử dụng Benzoyle Peroxide sẽ khiến da bạn bị khô, sản sinh ra một lượng gốc tự do, nên sau một thời gian sử dụng da sẽ bị tổn thương, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, dẫn tới một vòng luẩn quẩn giữa giảm bã nhờn và tăng tiết bã nhờn, kết hợp với lượng tế bào chết tăng cao sẽ gây bít tắc.

Bởi vậy, thực sự thì Benzoyl Peroxide chỉ được khuyến khích trong những trường hợp mụn bọc lớn, ít tái phát, nếu không những thành phần an toàn, kích thích sản sinh cho da như AHA, BHA, Retinol,Tea tree oil vẫn là gợi ý phù hợp hơn.

  • Silicones

Silicones là thành phần được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc tóc, có khả năng tạo lớp màng che phủ, nấp đầy không gian bên trong nên tạo một độ mịn mượt, ngăn cản sự bay hơi nước trên da.

Tuy nhiên,có khá nhiều loại silicones, được chia thành có bay hơi hoặc không bay hơi, trong đó silicon có bay hơi sẽ ít gây bít tắc hơn, bao gồm: Cyclopentasiloxane, Cyclohexasiloxane.

Ngược lại silicones không bay hơi sẽ tạo lớp màng vững chắc trên da, như vậy rất dễ gây ra tình trạng bụi bẩn, tế bào chết mắc kẹt trong các nang lông không thể thoát ra được gây bít tắc. Bởi vậy nếu da bạn dễ bị mụn, làm sạch kém thì khả năng mụn bùng phát sẽ là khá lớn, dưới đây sẽ là một vài gốc silicone phổ biến:

Các loại dimethicone dạng polymer: Dimethicone crosspolymer, Bis-vinyl dimethicone crosspolymer, Vinyl dimethicone crosspolymer, c20-24 alkyl dimethicone, c24-28 alkyl dimethicone, cetyl dimethicone, Acrylates/bis-hydroxypropyl

Các dimethicone có số cst lớn tầm từ 50 trở lên: Dimethicone 50cst, Dimethicone 100cst, Dimethicone 500cst

Silicone có mạch Alcohol: Methicone, Phenyl trimethicone, Dimethiconol, Dimethiconol copolyol

Tuy nhiên, Dimethicone mặc dù là silicone không bay hơi nhưng các nghiên cứu lại chỉ ra với kích thước nhỏ lại không gây bít tắc ngược lại mang tới hiệu quả khóa ẩm và làm dịu da rất tốt.

Thay vì sử dụng mỹ phẩm chứa silicones, bạn có thể chọn sử dụng các loại dầu tự nhiên có công dụng dưỡng ẩm, khóa ẩm và tạo độ mịn mượt cho da, như dầu tầm xuân hay dầu jojoba.

  • Dầu khoáng và Petrolatum

Tương tự như Silicones, dầu khoáng (Mineral Oil) và những thành phần có gốc dầu hỏa giúp tạo lớp màng che phủ trên bề mặt da, ngăn chặn sự mất nước và độ ẩm từ bên trong da ra môi trường bên ngoài.

Bởi vậy, mặc dù bản thân dầu khoáng đã được nghiên cứu là không gây bít tắc, nhưng nó lại gây bít tắc một cách gián tiếp, bạn sẽ nhận thấy điều này rất dễ dàng khi sử dụng.

  • Cồn khô (Alcohol)

Alcohol là thành phần quen thuộc nhưng cũng gây tranh cãi suốt nhiều năm qua, hầu hết mọi người đều cho rằng với một tỷ lệ nhỏ, đứng cuối bảng thành phần thì cồn khô sẽ không ảnh hưởng nhiều, thay vào đó sẽ tăng khả năng làm sạch, diệt khuẩn.

Các gốc cồn khô mà da mụn nên tránh: Alcohol, Ethanol, Alcohol Denat (Denatured Alcohol), Methanol, Methyl Alcohol, Ethyl Alcohol, SD Alcohol,…

Những chất không hoặc ít gây bít tắc

Đây là những thành phần mà bạn có thể an tâm mỗi khi sử dụng mỗi khi nhìn thấy trên bảng thành phần nhé.

Kem trị mụn có chứa kẽm oxit
Kem trị mụn có chứa kẽm oxit gây bít tắc ở mức thấp
  • Những chất không gây bít tắc:

Là những thành phần có đánh giá ở mức 0 điểm, bao gồm:

Allantoin

Nha đam

Axit ascoricic

Carbome

Dầu emu

Ethylparaben

Magneseium Silicate

Propylparaben

Hyaluronate natri

Natri PCA

Dầu hướng dương

Acetone

Rượu isopropyl

Đa số những sản phẩm này đều có thể sử dụng với da mụn và da nhạy cảm, ngoại trừ Acetone và Rượu isopropyl vì có mức kích ứng cao.

  • Những chất ít gây bít tắc

Những loại được đánh mức gây bít tắc 1:

Beta Carotene

Glycol

Sáp Candelilla

Axit caprylic

Sáp Carnuba

D & C Đỏ # 4

D & C Đỏ # 6

D & C Đỏ # 7

D & C Đỏ # 9

Glyceryl Stearate NSE

Stearate liti

Magiê Stearate

PEG 100 Stearate

Polyetylen Glycol (PEG 400)

Simethicon

Squalene

Oxit kẽm

Những loại được đánh giá trị 2

Dầu hạnh nhân

Dầu hạt quả mơ

A xít benzoic

Long não

Axit Capric

Rượu Cetearyl

Cetyl alcohol

D & C Đỏ # 19

Dầu hoa anh thảo

Jojoba Oil

Oleth-10

Dầu ô liu

Dầu đậu phộng

Axit Palmitic

Dầu cây rum

Axit stearic

Rượu Stearyl

Alpha-tocopheryl (Vitamin E)

Vitamin A Palmitate

Đa số những thành phần này có thể sử dụng trên da dầu, da hỗn hợp thiên dầu và da mụn, còn trên da nhạy cảm cần kiểm tra phản ứng trước.

Đánh giá được mức độ gây bít tắc của các thành phần là yếu tố quan trọng để bạn có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất, nhất là với những bạn sở hữu làn da dầu, da mụn, da hỗn hợp. Hi vọng rằng qua bài viết bạn đã sẵn sàng trở thành một chuyên gia thông thái trong vấn đề này.

Hi vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về một thành phần trị mụn đang rất được ưa thích trên thế giới này. Cùng tiếp tục theo dõi những bài viết về làm đẹp da – trị mụn sẽ được đăng tải tại Hello!Pháiđẹp.

Và đừng quên share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!