6 cách giảm mỡ máu không cần thuốc từ chuyên gia

Mỡ máu cao với những biến chứng nguy hiểm đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Tuy nhiên, trước tác dụng phụ của tân dược khiến cho đại đa số người bệnh có xu hướng lựa chọn giải pháp giảm mỡ máu không cần thuốc.

Bài viết dưới đây bao gồm những cách hạ mỡ máu tự nhiên được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng tư vấn, chắc chắn sẽ là thông tin hữu ích cho bạn và gia đình.

1. Vì sao nên giảm mỡ máu không cần thuốc?

Y học hiện đại vẫn chưa có giải pháp triệt để trong điều trị mỡ máu cao. Việc sử dụng thuốc tây chỉ mang tác dụng tạm thời. Nếu ngưng uống, chỉ số mỡ máu lại tăng cao. Chưa kể, sử dụng thuốc tây hạ mỡ máu còn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ như: đau cơ, tổn thương cơ, tăng men gan…

Trong khi đó, bệnh mỡ máu nếu phát hiện sớm, lượng mỡ trong máu chưa quá cao, chưa vội dùng thuốc tây. Người bệnh có thể thực hiện giải pháp tại nhà như: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng… vừa đảm bảo an toàn và cho hiệu quả lâu dài.

2. 6 cách giảm mỡ máu không cần thuốc đơn giản nhưng an toàn, hiệu quả

Thực hiện cách giảm mỡ máu không dùng thuốc là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn, bởi nó có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo các cách sau:

2.1. Giảm mỡ máu không cần thuốc nhờ sản phẩm từ thảo dược

Như đã nói ở trên, sử dụng thuốc tân dược thường xuyên khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ra phản ứng phụ. Vì vậy, xu hướng hiện nay là tìm đến giải pháp an toàn và hiệu quả. Vậy đâu là giải pháp cho người bị mỡ máu cao?

Mỡ máu Tâm Bình với thành phần: Giảo cổ lam, Sơn tra, Lá sen, Trạch tả, Nần vàng, Ngưu tất, Actiso, Nanocurcumin, Cam Bergamot. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ:

  • Giảm mỡ máu (cholesterol và triglyceride)
  • Giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch gây cao huyết áp, tai biến mạch máu não…
  • Hỗ trợ thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan.

Mỡ máu Tâm Bình được sản xuất bởi đơn vị top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín 2020. Quy trình sản xuất khép kín, công nghệ bào chế hiện đại, thành phần tự nhiên, đảm bảo an toàn, kể cả khi sử dụng lâu dài.

2.2. Giảm mỡ máu bằng cách uống trà

2.2.1. Uống trà xanh

Uống trà xanh đều đặn mỗi ngày là bí kíp giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Theo Báo Sức khỏe và đời sống, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra một lượng lớn Polyphenol và Catechin trong trà xanh. Đó là hợp chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm, giảm cholesterol rất hiệu quả.

Ngoài ra, hoạt chất EGCG trong trà còn có khả năng giảm lượng tế bào chết sau một cơn đau tim, đột quỵ. Đồng thời, làm tăng độ phục hồi tế bào tim. Vì vậy, hãy cho mình thói quen uống trà xanh mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.

2.2.2. Trà Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có thành phần chính là Flavonoid và Saponin. Nghiên cứu đã chứng mình được 2 hoạt chất này có công dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Từ đó, giúp máu lưu thông dễ dàng.

Ngoài ra, Giảo cổ lam còn được nhắc đến là vị thuốc có khả năng giảm cân nhờ cơ chế thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo. Chúng có tác dụng tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Với Giảo cổ lam bạn có thể hãm như uống trà xanh hoặc đun nước uống. Duy trì thói quen hàng ngày để kiểm soát cholesterol trong máu.

2.2.4. Trà Atiso đỏ

Bằng chứng để chỉ ra trong Atiso đỏ có Anthocyan 1,5%, axit hữu cơ, Acaloid… Các chuyên gia dược lý người Senegal đã chứng minh hoạt chất này có khả năng điều hòa cholesterol trong máu, cân bằng huyét áp. Đồng thời, tăng HDL-Cholesterol (mỡ tốt) cho cơ thể.

Cách thực hiện đơn giản: Chỉ cần 30g hoa Atiso khô, hãm với 700ml nước sôi. Có thể thêm chút đường vào uống, dùng hết trong ngày.

2.3. Giảm mỡ máu nhờ thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Như chúng ta đã biết, chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mỡ máu. Chính vì vậy, người bệnh có thể cải thiện bệnh bằng thực đơn ăn uống hàng ngày. Cụ thể:

2.3.1. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây

Không phải ăn chay hoàn toàn, tuy nhiên, trong khẩu phần ăn hàng ngày người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Thực tế, Y học hiện đại đã chứng minh, ăn nhiều rau xanh giúp bạn giảm hấp thụ cholesterol trong máu, tăng cảm giác no lâu.

Một số thực phẩm mà người bị mỡ máu cao nên bổ sung như:

  • Dầu oliu
  • Hành tây
  • Các loại hạt đậu như: Đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, giá đỗ
  • Ớt
  • Dưa leo
  • Rau cải xoăn
  • Mướp đắng
  • Chuối
  • Các loại nấm như: Nấm hương, mộc nhĩ đen…

2.3.2. Hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều cholesterol

Thịt đỏ, da ga, da vịt, óc lợn, nội tạng động vật… là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Việc dung nạp quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu. Thay vì ăn thịt đỏ, người bệnh nên chọn thịt gia cầm, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng loại bỏ da của chúng trước khi ăn.

2.3.3. Chọn cách chế biến thực phẩm khoa học

Thay vì sử dụng mỡ động vật, hãy lựa chọn dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch như: Dầu oliu, dầu hướng dương, dầu bơ…

Khuyến khích chế biến thực phẩm ở dạng luộc hoặc hấp thay vì dùng dầu ăn chiên rán.

Thực phẩm chiên rán cũng được liệt kê vào danh sách thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Vì vậy, nên cân nhắc trước khi ăn.

2.4. Chế độ tập thể dục, thể thao thường xuyên

Nhiều người không biết rằng, tập thể dục thường xuyên là mẹo giảm cholesterol toàn phần, đồng thời tăng HDL-Cholesterol (mỡ tốt) trong máu.

Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh, nên dành thời gian ít nhất 30 phút/ngày, 1 lần/tuần vận động cơ thể.

Tăng cường hoạt động thể chất mọi lúc, mọi nơi. Có thể dành thời gian đi thang bộ, xe đạp hoặc chơi một môn thể thao yêu thích.

2.5. Kiểm soát cân nặng – Giải pháp hạ mỡ máu hiệu quả

Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu. Chính vì vậy, với những người thừa cân béo phì nên kiểm soát cân nặng của mình.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, từ 18,5 – 24,99 là bình thường, từ 25 – 29.99 là thừa cân, trên 30 là béo phì.

Tập thể dục thường xuyên, kết hợp ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm cân, kiểm soát được tình trạng cholesterol cao.

2.6. Hạ mỡ máu, giảm cholesterol từ việc bỏ thuốc lá

Nếu bạn đang hút thuốc lá thì bỏ thuốc lá được xem một trong những giải pháp tăng HDL-Cholesterol, giảm cholesterol toàn phần và LDL-Cholesterol.

Việc bỏ thuốc lá mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 20 phút sau khi không hút thuốc lá, tim mạch và huyết áp của bạn được phục hồi. Sau 3 tháng bỏ thuốc lá, chức năng phổi và hệ thống tuần hoàn máu được phục hồi. Sau 1 năm dừng lại, khả năng mắc bệnh tim mạch giảm đi một nửa. Như vậy, có thể thấy bỏ hút thuốc lá mang đến lợi ích vô cùng cho người bị mỡ máu cao. Đồng thời, hạn chế rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích để không ảnh hưởng tới quá trình giảm mỡ máu.

3. Lưu ý từ chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để cải thiện bệnh mỡ máu từ các giải pháp giảm mỡ máu không dùng thuốc, người bệnh lưu ý:

  • Kiên trì thực hiện các giải pháp hạ mỡ máu, tránh bỏ giữa chừng khiến cho mọi cố gắng “đổ sông đổ biển”.
  • Trong quá trình điều trị, không quên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kiểm soát bệnh.
  • Khi phát hiện cơ thể có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, tức ngực… hoặc triệu chứng bất thường nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ.
  • Phương pháp giảm mỡ máu không dùng thuốc đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, muốn khỏi bệnh đòi hòi sự kiên trì, cố gắng hàng ngày. Điều cốt yếu đều nằm ở bạn.

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, để điều trị mỡ máu không hề khó khăn chút nào đúng không. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn và gia đình. Đừng quên chia sẻ cho những người thân để sớm đẩy lùi bệnh mỡ máu cao nhé.

XEM THÊM:

  • thực phẩm chức năng giảm mỡ máu AN TOÀN nhất 2021
  • Máu nhiễm mỡ uống lá gì? – Giúp làm sạch thành mạch máu
  • Mỡ máu bao nhiêu là cao? – Phòng bệnh hơn chữa bệnh