Làm Thế Nào Để Giảm Cân Nhanh Chóng Cho Trẻ Béo Phì

Béo phì thừa cân ở trẻ là một trong những bệnh lý hiện nay khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rơi vào trạng thái náy là chế độ ăn uống và luyện tập chưa thực sự có hiệu quả.

Là những người làm cha làm mẹ, việc con béo phì là một điều khiến họ cảm thấy đau lòng, vì vậy, để cải thiện được tình trạng béo phì thì người mẹ phải biết làm thế nào để giảm cân nhanh chóng phù hợp với độ tuổi cũng như cơ địa của mỗi trẻ.

Trẻ bị thừa cân, béo phì, do đâu?

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì. Nhưng béo phì không đơn thuần như vậy. Béo phì là một bệnh phức tạp.

Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao, nhất là năng lượng từ chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ.

Trong trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem tivi, đọc truyện, chơi điện tử… mà ít luyện tập thể dục thể thao.

Một số nghiên cứu cho thấy, ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao… lớn lên dễ bị thừa cân béo phì. Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết, yếu tố di truyền về thừa cân béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên, trong gia đình cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Thừa cân béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?

Đây là một vấn đề đáng phải quan tâm. Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên.

Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp.

Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập. Hơn nữa, việc điều trị những bệnh này lại góp phần làm tăng cân hoặc hạn chế hoạt động như vậy càng làm béo hơn. Vì thế, can thiệp sớm là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng này.

Bí quyết giảm cân cho trẻ 13 tuổi khoa học và an toàn

Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì thế với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Do trẻ còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì nặng cần giảm cân (độ 2, 3), đa số chỉ cần giữ nguyên cân nặng, không tăng cân, để khi trẻ phát triển chiều cao sẽ vẫn đạt cân nặng hợp lý.

  • Ăn đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng như: Ngũ cốc, khoai củ, thịt, cá trứng, sữa, dầu ăn, rau, hoa quả,…
  • Ăn đều cả về lượng và thời gian giữa các bữa, không ăn no hoặc không bỏ bữa và không ăn vặt.
  • Ăn nhiều chất xơ vào buổi tối và không ăn đêm.
  • Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ đặc biệt là dầu động vật.
  • Hạn chế các loại nước ngọt và nước có ga. Nên uống nước lọc hay những thứ đồ uống thanh mát, nhiều vitamin C.
  • Uống sữa thì không nên uống sữa béo.
  • Tăng cường ăn hoa quả ít ngọt và rau
  • Uống đủ nước mỗi ngày 1.5 -2 lít nước, chia làm nhiều lần.
  • Nhu cầu chất béo: tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thống thần kinh ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Các acid béo đồng thời là vật mang của các vitamin cần thiết tan trong dung môi dầu mỡ, như A, D, E, K để hòa tan và hấp thu.

Hậu quả của chế độ ăn quá nghèo nàn chất béo ở trẻ nhỏ và trẻ em nói chung là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do không chuyển hóa được các vitamin tan trong dầu mỡ. Còn nếu tiêu thụ quá thừa thì chúng ta đều biết sẽ làm nặng thêm tình trạng thừa cân béo phì có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Vì vậy, cho trẻ thừa cân béo phì ăn đủ lượng chất béo là rất quan trọng và trên thực tế những đối tượng này dễ bị ăn quá nhiều (ăn như bình thường trẻ mập hay ăn) hoặc quá ít chất béo (do ăn kiêng nghiêm ngặt).

Giảm cân cho trẻ 2-5 tuổi bị thừa cân

Càng ngày càng có nhiều trẻ nhỏ bị thừa cân hay béo phì, tuy nhiên vẫn có nhiều cách giúp trẻ lấy lại được số cân nặng khỏe mạnh, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 2-5.

Thừa cân là một hiện tượng có hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ cả ở hiện tại lẫn tương lai sau này. Trẻ bị thừa cân rất dễ cũng bị thừa cân hay béo phì khi lớn lên cho đến tuổi trưởng thành, từ đó dễ mắc các nguy cơ về sức khỏe như huyết áp cao, tim mạch hay đột quỵ.

Tuy nhiên, đối với những trẻ nhỏ còn trong độ tuổi chập chững và chưa đến trường, rất khó để biết được trẻ có bị thừa cân hay không. Có thể dáng dấp của trẻ trông vẫn bình thường trong mắt phụ huynh, nhưng chỉ số khối cơ thể của trẻ (BMI) lại nằm ở mức thừa cân mà phụ huynh không nhận ra.

Tất nhiên, vẫn có rất nhiều cách để giúp trẻ duy trì được số cân nặng khỏe mạnh để giúp trẻ tránh thừa cân hay béo phì.

1. Cơ thể trẻ đang phát triển

Cũng như người lớn, trẻ nhỏ sẽ bị thừa cân khi tiêu thụ quá nhiều năng lượng (trong hình thức calo) hơn mức cần thiết. Nhưng không giống như người lớn, cơ thể trẻ vẫn còn đang phát triển, điều đó có nghĩa trẻ cần nhiều năng lượng để lớn lên. Vì thế, điều quan trọng là số năng lượng này phải đến từ những loại thức ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe chứ không phải những loại chứa đầy chất béo bão hòa hay đồ ngọt.

Phần lớn những trẻ bị thừa cân không cần phải ăn kiêng, thậm chí không cần phải giảm cân. Thay vào đó, trẻ cần giữ cho cân nặng của mình không thay đổi khi chiều cao phát triển. Bằng cách đó trẻ sẽ đều đặn tiến đến số cân nặng khỏe mạnh. Nếu trẻ có chỉ số BMI ở mức thừa cân, điều quan trọng là cần giúp trẻ thay đổi thói quen ăn uống và thường xuyên tập thể dục.

2. Cách ăn uống tốt cho trẻ

Khi giảm cân cho trẻ, bạn không cần phải đếm số calo mà trẻ nạp vào người. Thay vào đó, chỉ cần cung cấp cho trẻ những bữa ăn cân bằng, đầy đủ chất và tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất để giúp trẻ ăn uống khỏe mạnh là phụ huynh cần làm tấm gương cho trẻ học theo.

Nếu trẻ bị thừa cân, cần xét đến thái độ ăn uống trong nhà bạn. Gia đình bạn có cùng nhau ăn uống hay không, hay thân ai nấy lo? Có xem TV vào bữa ăn không? Bạn tự nấu nướng hay mua đồ ăn chế biến sẵn?

3. Giúp trẻ vận động

Các hoạt động thể chất sẽ giúp đốt cháy lượng calo mà trẻ tiêu thụ, đồng thời giúp trẻ tăng cường sức khỏe, đặc biệt là ở xương và cơ bắp. Hơn nữa, các hoạt động này còn là một phần của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với tinh thần trẻ.

Những trẻ nào đã biết đi thì nên để cho trẻ tự thân vận động ít nhất 3 giờ mỗi ngày và chia đều ra, cả trong nhà và ngoài trời. Ngoài thời gian ngủ nghỉ, tránh để trẻ dưới 5 tuổi thụ động quá lâu, chẳng hạn như xem TV, ngồi trong xe đẩy hay ẵm bồng.

4. Quy tắc ăn uống khỏe mạnh cho trẻ

  • Cho trẻ ăn các loại carbs tinh bột, chẳng hạn như cơm gạo, khoai tây hay mỳ ống.
  • Mỗi ngày ăn 5 suất rau củ quả.
  • Ăn các loại đạm nạc như thịt, cá, trứng, đậu đỗ.
  • Cắt giảm các chất béo bão hòa như trong các loại thịt đã qua chế biến, bánh ngọt, bánh quy.
  • Cắt giảm đồ ngọt và nước uống có ga, thậm chí cả nước trái cây đóng hộp.
  • Cắt giảm muối, đặc biệt là ở trẻ trên 4 tuổi, độ tuổi mà các em hình thành thói quen ăn rất nhiều đồ mặn. Các loại thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh ở siêu thị hay cửa hàng tiện dụng cũng chứa lượng muối rất lớn.

Chúc các bạn thành công!