Những loại chất bảo quản nào được dùng trong mỹ phẩm?

Chất bảo quản trong mỹ phẩm được dùng để ngăn chặn sự hư hỏng sản phẩm và tránh nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh tính ổn định về vật lý và hóa học, tính ổn định vi sinh của các sản phẩm mỹ phẩm cũng là một yếu tố cần thiết cho tuổi thọ của sản phẩm. Các vi sinh vật thường phát triển tốt trong những điều kiện ẩm ướt, đây là lý do các sản phẩm chứa nước cần được bảo quản tốt hơn các sản phẩm khác. Mặt khác dầu và chất béo nguyên chất lại không đòi hỏi các biện pháp bảo quản do không có sự hiện diện của các vi sinh vật. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của oxy khí quyển là lý do gây mất ổn định cho các sản phẩm này.

Chất bảo quản là một trong những thành phần đầu tiên chúng ta quan tâm khi lựa chọn mỹ phẩm. Chất bảo quản đặc biệt khó tổng hợp vì chúng phải đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng cũng không thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các thành phần khác. Hầu hết nhiều người quan niệm rằng khi tiếp xúc với các thành phần hóa học trong chất bảo quản sẽ làm ức chế hoạt động của các hooc-môn trong cơ thể và thậm chí là gây ung thư.

Điều này không hoàn toàn đúng, vì nó còn phụ thuộc vào nồng độ và liều lượng sử dụng trong sản phẩm. Ngày này các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, ứng dụng những chất bảo quản chiết xuất tự thiên đem lại hiệu quả cao và thân thiện hơn với con người với liều lượng an toàn .

Tiền đề của việc dùng chất bảo quản trong mỹ phẩm

Mỗi khi lấy dung dịch hoặc kem ra khỏi hộp đựng, sản phẩm sẽ tiếp xúc với mầm bệnh từ da tay và sau đó nhiễm ngược lại vào sản phẩm. Một đặc điểm đặc biệt của các sản phẩm chứa nước hoặc sản phẩm nhũ tương dầu trong nước là tính nhạy cảm của chúng với sự nhiễm khuẩn phụ thuộc vào nồng độ tương ứng của chúng. Ví dụ như dung dịch muối ( nồng độ đậm đặc) thường bảo quản hải sản tươi sống được lâu hơn, hoặc các dung dịch chứa cồn có công dụng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, với nồng độ cồn cao trên 70 thì có thể kháng nấm, vi khuẩn. Do đó, có thể thấy cồn cũng được sử dụng như một chất bảo quản sản phẩm.

Xem thêm dịch vụ gia công của Labcos

gia công son môi gia công kem body gia công kem dưỡng da gia công sữa rửa mặt gia công xịt khoáng gia công toner gia công kem mắt gia công kem chống nắng gia công sản phẩm khử mùi gia công serum gia công sữa tắm gia công nước rửa tay gia công dầu gội đầu gia công mặt nạ dưỡng da gia công sản phẩm chăm sóc tóc gia công mỹ phẩm trị mụn gia công tẩy trang

Điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển

Vi khuẩn gram dương và gram âm hoạt động mạnh ở môi trường với độ pH 7,5 và nhiệt độ ấm 25-37 độ C, nấm men và nấm mốc thích môi trường axit (pH 5,5-6) ở nhiệt độ phòng để phát triển. Mặc dù đây là điều kiện lý tưởng, vi sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ và điều kiện pH lớn hơn

Nhiều thành phần trong mỹ phẩm có thể hoạt động như nguồn dinh dưỡng cho phép vi sinh vật phát triển. Ngoài nước, các chất hữu cơ, như dầu thực vật, sáp và bơ, chất hoạt động bề mặt, protein/ axit amin, chiết xuất thảo dược, chất biến đổi lưu biến (cellulose, tinh bột), cũng là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.

Đây là lý do khiến cho việc bổ sung chất bảo quản sản phẩm để ức chế hoạt động của vi khuẩn là cần thiết. Các sản phẩm có thời hạn sử dụng hơn 30 tháng sau khi mở sản phẩm không lệ thuộc vào hạn sử dụng tương ứng được in trên bao bì. Pháp luật đòi hỏi ghi “sử dụng tốt nhất đến ngày” sau khi mở sản phẩm. Do đó các thiết kế chai lọ cũng được lưu ý để hạn chế tiếp xúc. Ngoài ra các chất bảo quản trong mỹ phẩm cũng sẽ được cẩn thận thêm vào với liều lượng cho phép.

Cơ chế hoạt động bảo vệ của các chất bảo quản trong mỹ phẩm

Vi khuẩn có thể phá vỡ các thành phần trong sản phẩm, làm cho sản phẩm kém ổn định và kém hiệu quả hơn. Đồng thời cũng gây ra một số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe mà nhà cung cấp và nhà sản xuất có thể phải chịu trách nhiệm.

Các chất bảo quản khử vi sinh vật, nấm men và nấm mốc bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển hóa hoặc các cơ chế phát triển của các vi sinh vật để cản trở và ức chế sự tăng trưởng của chúng. Điều này chỉ có thể thực hiện khi các chất bảo quản có tính thấm tốt. Do đó, trong các chất bảo quản có các phân tử thân nước cũng như thân dầu sẽ mang lại hiệu quả chống nấm mốc cao. Vì chúng có thể di chuyển giữa mặt phân cách của pha nước và pha dầu và đó là nơi các vi sinh vật được tìm thấy.

Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm nên chứa một số loại chất bảo quản để đảm bảo rằng vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người tiêu dùng. Tác động của chúng phụ thuộc vào pH. Phần lớn một vài chất bảo quản được sử dụng ở dạng kết hợp bởi vì mỗi chất cho mỗi tác động riêng biệt, không áp dụng được cho tất cả các nhóm vi sinh vật. Ưu điểm của các chất bảo quản là chúng có thể được sử dụng với tỷ lệ nhỏ, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao trong sản phẩm. Sau đây hãy cùng điểm qua một vài chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm.

Các chất bảo quản trong mỹ phẩm

Benzoic acid

Benzoic acid là một chất bảo quản cấp thực phẩm được coi là an toàn trên toàn thế giới. Benzoic acid chủ yếu được coi là một chất chống nấm và chống lại vi khuẩn gram dương nhưng kém hơn Pseudomonads.

Tác dụng bảo quản của Benzoic acid phụ thuộc rất nhiều vào độ pH. Natri Benzoate (muối không hoạt động của Benzoic acid) hòa tan trong nước chuyển thành Benzoic acid, hoạt động ở độ pH thấp. Mặc dù Natri Benzoate trong một số trường hợp hoạt động ở độ pH lên đến 6 (khoảng 1,55%), nhưng hoạt động mạnh nhất ở độ pH 3 (94%). Tốt nhất nên sử dụng ở độ pH dưới 5,0.

Salicylic acid

Salicylic acid là lipophilic beta-hydroxy acid (BHA) được tìm thấy bên trong vỏ cây liễu. BHA được biết đến nhiều nhất bởi nó được sử dụng như một thành phần chính trong các sản phẩm trị mụn tại chỗ, hay tẩy da chết. BHA thường được sử dụng ở nồng độ 0,20 – 0,50%. Salicylic acid còn được dùng trong các sản phẩm viêm, kháng nấm, nhờ hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm của nguyên liệu. Ngoài ra Salicylic acid còn có tác dụng giữ ẩm và tăng tính thấm của các thành phần khác vào trong da do khả năng hoà tan trong dầu tốt.

Cấu trúc của Salicylic acid

Các nguyên liệu bảo quản chống lại quá trình Oxy hoá cho mỹ phẩm

Các nguyên liệu này là các chất chống oxy hóa, được kết hợp với mỹ phẩm giúp ức chế quá trình oxy hóa từ đó làm cản trở quá trình hình thành các gốc tự do trong sản phẩm gây ra những thay đổi tính chất của mỹ phẩm. Các nguyên liệu này có thể được chiết xuất từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm

Nguyên liệu chống Oxy tự nhiên:

  • Butylated hydroxytoluene (BHT)
  • Butylated hydroxyanisole (BHA)

Nguyên liệu chống Oxy hoá tổng hợp:

  • Tocopherol (Vitamin E)
  • Ascorbic acid (Vitamin C)
  • Polyphenols
  • Flavonoids

Kali sorbate

Là muối của Sorbic acid Kali/ Potassium Sorbate chiết xuất từ quả việt quất có khả năng ức chế sự phát triển của các loại nấm men, nấm mốc. Nhờ đặc tính chống dính vi khuẩn mà có thể giúp ngăn sự kết dính của một số vi khuẩn có hại. Độ pH tối ưu cho hoạt động kháng khuẩn của Kali sorbate là dưới 6,5 (tốt nhất là dưới 5,5). thường được sử dụng ở nồng độ 0,025% đến 0,10%

Vì có rất ít tác dụng phụ nên nó thường được sử dụng làm chất bảo quản trong thực phẩm và mỹ phẩm để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm mốc và nấm men. Được ưa thích sử dụng hơn các chất bảo quản acid hữu cơ do khả năng hòa tan tốt hơn trong nước. Nguyên liệu này cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại mỹ phẩm khác nhau từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc da và chăm sóc tóc

Bee Propolis /Keo ong

Bee Propolis là một hỗn hợp của sáp ong và các loại nhựa được thu thập bởi ong mật. Thành phần của nó bao gồm có hơn 300 hợp chất hóa học có trong keo ong, chủ yếu là Polyphenol (chất có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại việc tạo lập các gốc tự do dư thừa trong cơ thể). Các Polyphenol chính có trong keo ong là Flavonoids, kèm theo Ferulic acid và este, aldehyde phenolic, ketones, v.v.. Ngoài ra, trong keo ong còn có các nguyên tố cần thiết như Magie, Nickel, Canxi, Sắt và Kẽm. Các hợp chất này bao gồm dầu dễ bay hơi, các acid thơm (5-10%), các loại sáp (30-40%).

Nó được coi là một trong những kháng sinh tự nhiên tốt nhất vì có chứa các Ferulic acid và các loại dầu nhất định trong thành phần. Thêm vào đó, nó cũng có thuộc tính kháng virus. Chính vì những ưu điểm kháng khuẩn mà Bee Propolis được sử dụng thay thế Paraben.

Phenoxyethanol

Phenoxyethanol là một chất bảo quản hoạt động mạnh nhất chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương. Vì hoạt động của Phenoxyethanol yếu đối với các loại nấm men, nấm mốc nên chất bảo quản này thường được sử dụng kết hợp với các chất bảo quản khác, để kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.

Phenoxyethanol bị bất hoạt bởi các hợp chất Ethoxylated cao trong phạm vi pH từ 3 đến 10.

Hiện tại nồng độ Phenoxyethanol trong mỹ phẩm được phép sử dụng là dưới 1% – theo khuyến nghị mức độ sử dụng nồng độ an toàn cho sản phẩm của Ủy ban khoa học về an toàn tiêu dùng SCCS (Scientific Committee on Consumer Safety)

Caprylhydroxamic acid (CHA)

Caprylhydroxamic acid là một amino acid có nguồn gốc từ dầu Dừa, một chất bảo quản nhẹ nhàng đảm bảo an toàn và tuổi thọ sản phẩm. Không giống như nhiều chất bảo quản khác, Caprylhydroxamic acid (CHA) có hiệu quả ở độ pH trung bình. Đây là một chất bảo quản lành tính có thể kết hợp với Caprylyl Glycol và Glycerin để tạo thành một hợp chất bảo quản sản phẩm trên diện rộng và nhẹ nhàng với làn da.

Nguồn cung cấp các chất bảo quản trong mỹ phẩm thân thiện với sức khoẻ người tiêu dùng

Thấu hiểu cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn và các vi sinh vật và tác động của các chất bảo quản lên sức khoẻ người tiêu dùng. Labcos không ngừng cải tiến các thành phần công thức của mình để trở nên thân thiện hơn người tiêu dùng và phát huy công dụng tốt nhất của sản phẩm.

Labcos là đơn vị cung cấp nguyên liệu trong đó có các chất bảo quản theo danh sách cho phép của Bộ Y Tế và Hiệp hội Mỹ phẩm Asean. Các nguyên liệu do Labcos cung cấp đều có nguồn gốc xuất xứ chứng từ minh bạch rõ ràng. Chúng tôi luôn cập nhật danh sách các chất bảo quản được chứng minh có hiệu quả trong việc kháng khuẩn và liều lượng phù hợp của chúng để đảm bảo độ an toàn khi sử dụng

Khi lựa chọn Labcos là đơn vị gia công mỹ phẩm chiến lược cho các sản phẩm mang thương hiệu của bạn, chúng tôi cam kết chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Labcos chú trọng sử dụng các nguồn nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên trong thành phần công thức. Đội ngũ chuyên gia của Labcos luôn tìm kiếm các chất bảo quản thay thế hiệu quả hơn nhưng vẫn duy trì được kết cấu sản phẩm và an toàn cho sức khoẻ với người tiêu dùng khi sử dụng với liều lượng được cho phép của Bộ Y Tế

Thông tin liên hệ

Liên hệ với ngay với Labcos qua hotline 1900 234 564 để được hỗ trợ, nhận báo giá và đặt hàng. Hoặc có thể truy cập website labcos.com.vn để tham khảo thêm những thông tin về sản phẩm của chúng tôi.

THƯƠNG HIỆU CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU MỸ PHẨM UY TÍN – CHẤT LƯỢNG CAO Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM. Điện thoại: 1900 234 564 Email: labcosvietnam@gmail.com Website: https://labcos.com.vnTừ khóa: nguyên liệu mỹ phẩm; nguyen lieu my pham; cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu my pham; cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm; cung cap nguyen lieu lam my pham