Thị trường mỹ phẩm Việt 2019

Việc sử dụng các sản phẩm trang điểm vẫn đang tăng lên cả về mức độ thường xuyên sử dụng và chi tiêu cho hạng mục này. Số người trang điểm hàng ngày tăng lên con số 30%. Số người hoàn toàn không trang điểm giảm từ 24% (2016) xuống 14% (2019). Những sản phẩm trang điểm được dùng phổ biến nhất là son môi, kem nền và phấn má hồng.

Xu hướng chung của thị trường mỹ phẩm Việt Nam:

Số người mua sắm mỹ phẩm trực tuyến vẫn đang gia tăng. Với 57% số người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến. 72% số này đã từng mua mỹ phẩm qua mạng xã hội.

  • Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất để mua sắm mỹ phẩm.
  • Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất để mua các sản phẩm làm đẹp. Tiếp theo là Lazada và Tiki.

Theo các chuyên gia, thị trường mỹ phẩm làm đẹp ở Việt Nam chứa nhiều yếu tố hứa hẹn. Bao gồm tầng lớp trung lưu tăng trong khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mỗi năm vẫn còn thấp, chỉ 4 USD một người mỗi năm. Trong khi Thái Lan là 20 USD. Thế hệ tiêu dùng trẻ quan tâm đến nhu cầu trang điểm và chăm sóc da hơn, kể cả nam giới.

Thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD. Thị phần lớn của thị trường này thuộc về các thương hiệu của Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ.

Từ con số chưa đầy 500 triệu USD năm 2011, giá trị mỹ phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã tăng lên hơn 1,1 tỷ USD năm 2016. Con số này được dự báo tiếp tục tăng gấp đôi, lên khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2020.

Những nguyên nhân chính gây cản trở sự phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Tuy nhiên, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có những bước cản trở rất lớn theo nhận định của giới chuyên môn. Với các nguyên nhân chính sau:

  • Thứ nhất, với việc chỉ tập trung vào chất lượng. Song thiếu sự quan tâm đến bao bì, mẫu mã, PR thương hiệu, mỹ phẩm Việt đã bị thua thiệt ngay trên sân nhà.
  • Thứ hai, một số nhãn hàng xác định thị trường trọng điểm là xuất khẩu chứ không phải trong nước. Nên họ không chi mạnh cho quảng bá tại Việt Nam. Chính vì thế, người tiêu dùng không biết đến tên của các sản phẩm chất lượng trong nước. Tên các nhãn hàng và sản phẩm mỹ phẩm Việt còn xa lạ với người tiêu dùng. Vì chưa có đầu tư vào quảng cáo, quảng bá thương hiệu rộng rãi.
  • Kế đó, đối với người dùng, đặc biệt là phụ nữ, mỹ phẩm còn thể hiện phong cách, đẳng cấp của họ. Nhưng mỹ phẩm Việt lại chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Chất lượng sản phẩm nội địa cũng chưa được đồng đều và đồng bộ giữa đồ trang điểm và mặt hàng chăm sóc da.

Các nguyên nhân khác:

  • Chưa kể đến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hầu hết các hãng đều phải mua nguyên liệu từ một số nguồn cơ bản. Ví dụ nhập nguyên liệu hóa chất từ Đức. Tinh dầu thảo mộc từ Pháp. Nguyên liệu cây, cỏ, hoa… từ Ấn Độ, Philippines.
  • Việt Nam hầu như chỉ thực hiện pha chế và bán hàng. Tuy nhiên, khâu quyết định là chiến lược quảng bá thương hiệu thì lại không được làm triệt để.
  • Những năm qua các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã cố gắng cải tiến công nghệ để phát triển. Nhưng do đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nên không thể đuổi kịp công nghệ của các tập đoàn lớn. Ở phân khúc hàng cao cấp, mỹ phẩm ngoại chiếm gần hết thị phần. Vì công ty nội không có kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu.