Mô hình kinh doanh đa cấp mỹ phẩm có gì đặc biệt?

Đa cấp mỹ phẩm không còn là vấn đề mới lạ trong hiện nay. Thậm chí càng ngày càng có nhiều hơn những người dễ dàng rơi vào bẫy lừa đảo của hệ thống đa cấp bất chính này. Vậy mô hình đa cấp mỹ phẩm này là gì? Những hành vi kinh doanh mỹ phẩm online đa cấp hiện nay có phải là kinh doanh chính đáng? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn dưới góc nhìn cụ thể của quy định pháp luật. kinh doanh đa cấp mỹ phẩm

I. Mô hình kinh doanh đa cấp kinh doanh đa cấp mỹ phẩm

1. Khái niệm kinh doanh đa cấp

Căn cứ theo Nghị định 40/2018/NĐ- CP quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp bao gồm:

  • Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng; diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
  • Sản phẩm nội dung thông tin số.

2. Những hành vi đa cấp bị cấm kinh doanh đa cấp mỹ phẩm

Theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp sẽ có những hành vi bị cấm đối với cả doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Cụ thể, đối với doanh nghiệp như sau:

  • Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
  • Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
  • Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
  • Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
  • Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
  • Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
  • Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
  • Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
  • Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
  • Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
  • Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP; kinh doanh đa cấp mỹ phẩm
  • Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
  • Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, thì người tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị cấm thực hiện những hành vi sau:

  • Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
  • Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
  • Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; kinh doanh đa cấp mỹ phẩm
  • Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
  • Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định nếu chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì tổ chức, cá nhân sẽ bị cấm kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác.

II. Kinh doanh đa cấp mỹ phẩm

1. Thực trạng đa cấp mỹ phẩm hiện nay

Gần đây, trên mạng xã hội nở rộ hình thức live stream bán mỹ phẩm. Trong đó, các sản phẩm hầu như là kem trộn, mỹ phẩm “tự chế”, không nguồn gốc rõ ràng hoặc từ những công ty có tên mới, lạ. Thực chất, nhiều người bán mỹ phẩm online dạng livestream này đang tham gia một hình thức kinh doanh mỹ phẩm đa cấp.

Các công ty có mô hình đa cấp này liên tục tuyển đại lý, thường tổ chức những buổi “truyền lửa”, “vinh danh”, công bố doanh thu “khủng”, có bốc thăm trúng thưởng điện thoại đắt tiền để kích thích mong muốn làm giàu của người kinh doanh online. Sau khi dụ dỗ được người mua hàng rồi thì lại rũ bỏ trách nhiệm với sản phẩm mình bán ra.

Bên cạnh đó, các công ty đa cấp này còn một số chiêu trò khác như tổ chức những hội nghị hướng dẫn khởi nghiệp thông qua bán mỹ phẩm công ty, bổ nhiệm các chức trưởng phòng, tổ trưởng kinh doanh cho người bán hàng để đánh vào lòng tham cũng như chuộng hư danh của nhiều người, dẫn dụ họ bỏ tiền mua sản phẩm của mình.

Nhiều người sau khi mua một số lượng lớn hàng nhưng lại không bán được hàng, trả hàng cũng không được nên thường thực hiện đủ chiêu trò trên mạng để đẩy hàng đi. Mặt khác, một bộ phận người bán sau khi nhận hàng mà không bán ra được thì lại bắt đầu lừa bạn bè, người thân tham gia vào đường dây đa cấp này bằng cách áp dụng lại chiêu trò của phía công ty, dùng lợi lộc dụ dỗ họ bỏ tiền ôm hàng.

Vì vậy, những sản phẩm vốn không có công hiệu, không thực sự tạo ra nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đi vòng vòng từ tay người này sang người khác, mà ở đầu đường dây là công ty đa cấp lừa đảo nhận lợi nhuận khủng.

2. Quy định pháp luật về hành vi đa cấp mỹ phẩm bất chính

Theo Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau:

  • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Những người thực hiện việc buôn bán mỹ phẩm theo hình thức đa cấp thường đưa ra các thông tin dễ gây hiểu lầm, nhầm lẫn về sản phẩm và lợi nhuận khiến người mua rơi vào tình trạng mua hàng hóa nhiều nhưng không bán được, thậm chí có người còn lợi dụng người khác để bán được hàng hóa tồn kho. Vì vậy, đối với mô hình kinh doanh đa cấp mỹ phẩm biến tướng này, hàng hóa không rõ nguồn gốc ngoài việc có thể vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng thì còn vi phạm đến quy định về cạnh tranh không lành mạnh.

Việc kinh doanh đa cấp mỹ phẩm hiện nay thực tế còn có những hành vi nằm trong danh mục các quy định cấm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về các hành vi của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp như: Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp hoặc yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Hay hành vi cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, các thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp,….

Doanh nghiệp bán mỹ phẩm đa cấp nếu vi phạm những quy định về hành vi kinh doanh trên thì sẽ bị:

  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp,
  • Thậm chí tùy vào mức độ mà bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; và
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 2015.

Công ty Luật TNHH Lincon là công ty luật với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, trong đó có các vấn đề liên quan đến công bố mỹ phẩm cho doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH Lincon luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu liên quan đến tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến mỹ phẩm ở Việt Nam.

Căn cứ pháp lý: kinh doanh đa cấp mỹ phẩm

  • Luật cạnh tranh 2018; kinh doanh đa cấp mỹ phẩm
  • Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017); kinh doanh đa cấp mỹ phẩm
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP; kinh doanh đa cấp mỹ phẩm
  • Nghị định 40/2018/NĐ-CP. kinh doanh đa cấp mỹ phẩm

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ!

  • Tel: 84.4.6285.1114 – Fax: 84.4.6285.1124
  • Email: lawyer@lincon.com.vn
  • Cơ sở 1: Tầng 16, Tháp A tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Biệt thự số 272 đường Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM