Thể dục khối 10 tuần 1 (tiết 1-2)

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT – TUẦN 1 (TIẾT 1-2)

BÀI LÝ THUYẾT: THỜI LƯỢNG 45 PHÚT

TẬP LUYỆN TDTT VÀ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ THIÊN NHIÊN ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ

(TIẾT 1)

I. Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe

1. Tập luyện TDTT

a) TD vệ sinh:

* TDVS buổi sáng: Có tác dụng làm cơ thể chuyển từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn thần kinh, khắc phục hiện tựơng mệt mỏi, buồn ngủ nhằm đưa cơ thể sớm thích nghi với 1 ngày làm việc, học tập, lao động….

– Yêu cầu:

+ Phải duy trì tập luyện thường xuyên

+ Tập đúng kỹ thuật và thường xuyên thay đổi bài tập

+ Tập vào thời điểm hợp lý, nơi thoáng khí

* TDVS buổi tối: Được tiến hành trước khi đi ngủ nhằm xua tan trạng thái căng thẳng thần kinh, chuyển cơ thể từ trạng thái hưng phấn sang trạng thái ức chế nhằm tạo điều kiện ngủ ngon, hồi phục sức khỏe sau 1 ngày học tập, lao động…

– Yêu cầu:

+ Tập trước giờ đi ngủ khoảng 20 – 30 phút, thời gian tập không nên kéo dài ( chỉ khoảng 5 – 7 phút.

+ Bài tập được thực hiện với nhịp điệu nhẹ nhàng, không nên dùng sức mạnh. Tập ở nơi thoáng khí.

– Nội dung của các bài tập TDVS buổi tối là các bài tập tay không hoặc các bài tập với dụng cụ nhẹ, đi bộ nhẹ nhàng…

b) Thể dục chống mệt mỏi (TD giữa giờ):

– Nếu duy trì hoạt động kéo dài sẽ sinh ra mệt mỏi (học tập) làm giảm khả năng VĐ (tiếp thu tri thức) do vậy cần phải nghỉ ngơi tích cực (thay đổi hình thức hoạt động)

– Thể dục chống mệt mỏi được tiến hành giữa giờ làm việc để giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh hoạt động nhằm duy trì nhịp điệu lao động, học tập.

– Nội dung của các bài tập là các động tác tác động đến các bộ phận mà trong quá học tập, lao động ít hoặc không tham gia vận động.

– Yêu cầu: Thời điểm tập nên bắt đầu trước khi xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi ban đầu (VD: thiếu tập trung chú ý, phối hợp vận động kém).

– Bài tập được tiến hành với nhịp điệu nhanh, mạnh có biên độ rộng.

c) Các bài tập ở chương trình môn thể dục

Là hệ thống các bài tập được học trong chương trình môn TD theo lứa tuổi, khối lớp trong nhà trường: TDNĐ, các bài tập chạy ngắn, tiếp sức, chạy bền,đá cầu, cầu lông, các môn TT tự chọn (Bơi lội).

– Khi tập các trong chương trình học Học sinh cần chú ý những yêu cầu sau:

+ Tập những nội dung, bài tập do Giáo viên giao, nhất là các BT mới, BT khó mà trên lớp chưa mắm vững hoặc chưa thực hiện được.

+ Tập các BT phát triển thể lực chung nhất là sức mạnh, sức bền.

+ Tập luyện thường xuyên đều đặn.

+ Khởi động kỹ trước khi tập

+ Thả lỏng sau khi tập.

d) Phương pháp tập luyện TDTT

-Tự tập luyện TDTT có ý nghĩa GD Nâng cao tính tự giác tích cực, hình thành thói quen rèn luyện thân thể.

– Các hình thức tập luyện:

+ Tập luyện theo kế hoạch cá nhân

+ Tập luyện theo kế hoạch tập thể: lịch chung, riêng ở các câu lạc bộ TDTT, nhóm , lớp, trường.

CÂU HỎI

Câu 1: Trạng thái hưng phấn là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người ?

Câu 2: Thế nào là trạng thái ức chế ? Vì sao khi tập TDVS buổi tối không tập các động tác mạnh và không tập kéo dài thời gian ?

Câu 3:Thế nào là nghỉ ngơi tích cực và nghỉ ngơi thụ động ?

Câu 4: Sự khác nhau giữa TD chống mệt mỏi và TDVS buổi tối ?

Câu 5: Tác dụng của tự tập luyện TDTT ?

Câu6: Tác dụng của khởi động trước khi tập và thả lỏng sau khi tập TDTT ?

Câu 7: ý nghĩa của phương pháp tự tập luỵện TDTT ?

(TIẾT 2)

THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

(Học 3 động tác đầu)

Động tác 1: Giậm chân tại chỗ (2x 8 nhịp)(SGK trang 32)

* Tập phần chân (2x 8 nhịp) * Tập phần tay (2x 8 nhịp) * Tập phối hợp chân và tay (2x 8 nhịp)

Động tác 2: Tay, chân kết hợp với di chuyển (2x 8 nhịp) (SGK trang 33)