Thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho hết đau?

Thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào hết đau là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu mắc bệnh này, hệ thống xương khớp nhất là vùng cột sống thường nhạy cảm, dễ tổn thương khi vận động. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin về vấn đề nên tập thể dục như thế nào khi bị thoái hóa cột sống.

Bị thoái hoá cột sống có nên tập thể dục?

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phụ trách chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Nguyên trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết, việc nằm một chỗ quá lâu có thể khiến các cơ bị cơ cứng, suy giảm chức năng cơ bắp, gây khó khăn cho quá trình phục hồi các chấn thương cột sống và khả năng vận động. Do đó, bệnh nhân thoái hóa cột sống nên duy trì chế độ thể dục khoa học hằng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp, tăng cường tính linh hoạt dẻo dai cho các khối cơ và dây chằng.

Thoái hoá cột sống có nên tập gym

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, thói quen tập gym mỗi ngày có thể giúp bạn lấy lại sức mạnh và tính linh hoạt cho xương khớp, làm giảm tình trạng thoái hóa cột sống và phòng ngừa loãng xương rất hiệu quả.

Tập gym đúng cách sẽ rất tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống.

Tuy nhiên, khi cột sống đang bị thoái hóa, người bệnh chú ý không nên tập gym với những động tác mạnh. Thay vào đó, bạn chỉ nên tập một số động tác nhẹ nhàng tốt cho đốt sống cổ, giúp cho đốt sống cổ không bị khô cứng. Tránh các động tác liên quan đến vùng cột sống như hông, lưng và cổ. Luyện tập những bài tập có trong lượng thấp, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tốt hơn những bài tập có trọng lượng cao. Khi tập gym, người bệnh cũng nên tìm người có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.

Thoái hoá cột sống có tập yoga được không?

Yoga là môn thể dục có tác dụng tuyệt vời trong việc kéo giãn cột sống, tăng độ chắc khỏe của các khớp xương, thường được nhiều người lựa chọn tập luyện để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, liệu những người bị thoái hóa cột sống có tập yoga được không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân đang điều trị tại Nhất Nam Y Viện.

Trả lời lời vấn đề này, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vân Anh cho biết, thực tế, việc tập luyện yoga đúng cách có thể ngăn ngừa các chứng đau khớp và bổ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống. Nhưng nếu tập sai, có thể khiến người tập bị chấn thương, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, khi lựa chọn tập gym để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Trước khi bắt đầu luyện tập yoga hay bất cứ các môn thể dục nào, người bệnh phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để xác định thể trạng và sức khỏe của mình có phù hợp để luyện tập môn thể dục này không, tránh làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Khi bắt đầu, nên tập từ từ để cơ thể quen dần, cần phải khởi động ít nhất 10 phút để giúp các cơ khớp và dây chằng mềm ra, vòng tuần hoàn máu khởi động. Người bị thoái hóa cột sống khi tập cần tránh các tư thế xoay người, cúi lưng hoặc với tay quá mức.
  • Tập yoga là sự kết hợp giữa 3 yếu tố chính: luyện thở, thực hành các tư thế và tập vừa sức, không cố gắng quá sức. Khi tập cần có người hướng dẫn chính xác, tránh việc mày mò tự tập tại nhà theo sách hoặc băng đĩa.

Thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho hết đau?

Việc lựa chọn bài tập phù hợp là vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Bởi vì khi mắc bệnh này, khả năng chịu lực của cột sống thường sẽ suy giảm mạnh, khiến cột sống dễ bị tổn thương nếu gặp những tác động lực mạnh.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá nhiều lên cột sống. Bạn có thể lựa chọn những bài tập như: Đạp xe, bơi lội, các tư thế yoga đơn giản, đi bộ…

Người bệnh thoái hóa cột sống cần chú ý đến thời gian cũng như cường độ luyện tập.

Ngoài ra, bạn cần tránh những bài tập hay môn thể thao vận động nặng, di chuyển nhiều bởi vì những bài tập này sẽ khiến cột sống chịu nhiều áp lực và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Trước khi lựa chọn bất kỳ bài tập thể dục nào, người bệnh cần có thực hiện trao đổi với những người có chuyên môn để xác định bài tập cũng như kế hoạch luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Thoái hoá cột sống nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt khi bị thoái hóa cột sống. Vì vậy, người bệnh nhận thức rõ việc thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp nhất để hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống.

Thoái hoá cột sống nên ăn gì?

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, người bệnh thoái hóa cột sống nên tích cực bổ sung các nhóm thực phẩm sau vào chế độ ăn hằng ngày:

  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Canxi là một khoáng chất vô cùng cần thiết cho xương. Trong khi đó cơ thể lại cần vitamin D để hấp thụ và tổng hợp canxi. Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi như ăn nhiều hàu, nước hầm xương ống, xương sườn, sữa và các chế phẩm từ sữa… Để bổ sung vitamin D, người bệnh có thể ăn ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu nành, các loại nấm…
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Người bệnh bị thoái hóa cột sống nên bổ sung nhiều Omega-3. Đây là một trong những thành phần chính cấu tạo nên đĩa đệm cột sống, từ đó giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và kiểm soát hiện tượng thoái hóa. Để bổ sung Omega-3, bệnh nhân thoái hóa cột sống nên bổ sung các món ăn vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày như cá hồi, thịt trắng, cá mòi, cá ngừ…
  • Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh chứa nhiều dưỡng chất như canxi, chất xơ, vitamin C, vitamin K… giúp giảm đau, bảo vệ bao khớp và đầu xương. Đối với người bệnh thoái hóa cột sống, chúng ta nên bổ sung một số loại rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày như súp lơ, rau cải, rau dền, rau muống, rau bí…
  • Thực phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin: Nước hầm xương, sụn bò, sụn bê… chứa nhiều chất Glucosamine, Chondroitin giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
  • Trái cây tươi: Trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, giúp ngăn chặn sự tiến triển của quá trình thoái hóa xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa cột sống. Thậm chí, một số loại trái cây còn hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng viêm sưng ở đốt sống lưng rất tốt. Người bệnh có thể bổ sung một số loại trái cây như cam, bưởi, quýt, nho, táo…
  • Các loại thịt: Theo các chuyên gia, người bệnh mắc thoái hóa cột sống nên ăn các loại thịt chứa nhiều protein và đạm dồi dào như thịt gà, thịt vịt, thịt lợn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu…

Thoái hoá cột sống không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh cũng khuyên người bệnh bị thoái hóa cột sống nên kiêng những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm có nhiều chất béo, quá mặn hoặc quá ngọt: Đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, món ăn có nhiều muối, đường hay món ăn từ nội tạng chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây ảnh hưởng đến tình trạng thoái hóa cột sống của người bệnh.
  • Các loại thịt đỏ: Thịt trâu, bò, chó, cừu,… có chữa nhiều axit uric, làm tăng nguy cơ chuyển biến thoái hóa cột sống sang mãn tính. Do đó những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa cột sống cần hạn chế ăn những thực phẩm này.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường được tẩm ướp nhiều loại hóa chất làm tăng tình trạng bệnh và khiến cơn đau nhức dai dẳng.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Sử dụng thường xuyên rượu bia, thuốc lá,…sẽ làm tình trạng bệnh thoái hóa khớp thêm trầm trọng và khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc cho vấn đề “Thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho hết đau?”. Các bài tập thể dục chỉ có thể hỗ trợ một phần cho bệnh nhân phục hồi sự linh hoạt cơ xương khớp. Để chữa đau tận gốc và phục hồi hoàn toàn khả năng vận động, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tiếp cận với phương pháp chữa đau phù hợp.

Bài thuốc Nhất Cốt Vương Thang kết hợp với liệu trình trị liệu đặc biệt của Nhất Nam Y Viện đã giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh nhân thoái hóa cột sống, trong đó có nhiều trường hợp đã bị suy giảm chức năng vận động.

Chúng tôi xin cung cấp thông tin về Nhất Nam Y Viện theo yêu cầu của độc giả:

NHẤT NAM Y VIỆN

Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024. 8585. 1102 – 0923 42 1102

Website: www.nhatnamyvien.com

Email: lienhe@nhatnamyvien.com